Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Những tờ bạc khó làm giả nhất thế giới

Tiền giả luôn là vấn đề nhức nhối của các quốc gia trên thế giới. Vì thế, các chuyên gia chống bạc giả phải liên tục tìm ra những cách bảo mật mới để hạn chế việc làm giả đồng tiền.
Mực in đổi màu, chất liệu polymer đặc biệt, hay hình ảnh ba chiều chỉ là một vài trong số những công nghệ mới được sử dụng cho tiền giấy hiện nay.

Trang CNBC điểm qua những tờ bạc được tổ chức chống tiền giả International Association of Currency Affairs đánh giá là nằm trong số những đồng tiền khó làm giả nhất thế giới hiện nay:

Đồng 10.000 Tenge của Kazakhstan

Kazakhstan là một trong những nước cuối cùng của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) có đồng tiền quốc gia riêng. Vào năm 1995, một nhà máy in đồng Teng đã được mở ở nước này. Trước đó, những đồng bạc giấy Tenge đầu tiên được in ở Anh, còn đồng xu được đúc ở Đức.

Đồng 10.000 Tenge là đồng bạc đầu tiên trên thế giới có sợi đai an ninh có thể được nhìn thấy trên cả hai mặt. Sợi đai an ninh này có những dấu ấn đặc biệt và rất sắc nét, giúp cho những đặc điểm an ninh khác trên đó trở nên nổi bật hơn.

Đồng 50 Peso của Mexico

Đồng Peso Mexico và USD hiện đại có cùng “gốc gác” là đồng Đôla của Tây Ban Nha vào thế kỷ 15. Hiện cả hai đồng tiền này vẫn cùng mang ký hiệu $. Đồng Peso là đồng tiền được giao dịch phổ biến thứ 12 trên thế giới, thứ 3 ở châu Mỹ và nhiều nhất ở Mỹ Latin.

Đồng 50 Peso của Mexico được sản xuất từ nhựa polymer được ép thành lớp, có khả năng đổi màu khi nhìn từ các gốc độ khác nhau. Cửa sổ trên đồng tiền này cũng rất sắc nét, khiến khả năng bị làm giả càng giảm.

Đồng 1.000 Kronor của Thụy Điển

Đồng Kronor là đồng tiền chính thức của Thụy Điển từ năm 1873. Trong tiếng Thụy Điển, từ “kronor” có nghĩa là “vương miện”.

Đồng 1.000 Kronor Thụy Điển là đồng bạc đầu tiên sử dụng công nghệ dải vi thấu kính, tương tự như trên đồng bạc 100 USD mới của Mỹ. Đồng tiền này còn được in những hình chìm độc đáo khiến việc làm giả có vẻ như là không thể.

Đồng 10 Đôla Hồng Kông

Đôla Hồng Kông là loại tiền tệ được giao dịch phổ biến thứ 8 trên thế giới. Tỷ giá đồng tiền này được neo buộc vào đồng USD của Mỹ.

Công nghệ in mực nổi đem đến cho đồng 10 Đôla Hồng Kông một diện mạo đặc biệt. Hình ảnh con ngựa in trên cả hai mặt của tờ bạc nổi rõ đến hoàn hảo.

Đồng 10 Rupee của Nepal

Từ năm 1945-2007, tiền giấy của Nepal được in chân dung của 4 vị vua khác nhau. Nhưng bắt đầu từ tháng 10/2007, chân dung nhà vua được thay thế bằng đỉnh Everest trên tất cả các đồng tiền của nước này được phát hành mới.

Đồng 10 Rupee của Nepal có một cửa sổ polymer sắc nét, rất khó hoặc không thể làm giả bằng những vật liệu thông thường. Trên đồng bạc còn có những sợi chỉ kim loại mỏng manh gần như hòa quyện vào với mặt giấy.

Đồng 1.000 Dinar của Iraq

Vào năm 2003, Iraq phát hành đồng Dinar mới với 6 mệnh giá 50, 250, 1.000, 5.000, 10.000, và 25.000 Dinar. Các đồng bạc này có bề ngoài tương tự như các đồng tiền mà Ngân hàng Trung ương Iraq phát hành vào thập niên 1970 và 1980, nhưng mang những đặc điểm an ninh hiện đại hơn. Vào tháng 10/2004, Iraq phát hành thêm đồng 500 Dinar.

Công nghệ in nổi tạo cho cho đồng 1.000 Dinar của Iraq hoa văn đặc biệt. Ngoài ra, một loại mực in đặc biệt, chỉ được nhìn thấy dưới ánh sáng cực tím, cũng được dùng cho đồng bạc này.

Đồng 20 Bảng của Anh

Đồng Bảng Anh là đồng tiền được giao dịch phổ biến thứ 4 trên thế giới, sau đồng USD, Euro và Yên Nhật. Đồng Bảng cũng nằm trong rổ tiền tệ lập nên quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với tỷ lệ 11,3% tính đến năm 2011. Ngoài ra, đồng Bảng còn là đồng tiền dự trữ lớn thứ ba trên thế giới.

Đồng 20 Bảng mới nhất của nước Anh mang một dải hình ảnh ba chiều nổi bật. Các hình ảnh trên dải này thay đổi giữa biểu tượng của đồng Bảng và con số 20 khi nhìn ở các góc độ khác nhau.

Phương Anh(Dantri.com.vn)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites