Ebooks tham khảo sưu tập tiền

Nơi download sách điện tử tham khảo về sưu tập tiền các loại.

Thiên nhiên kỳ diệu trên tiền

Thiên nhiên luôn đem lại cho chúng ta những điều kỳ diệu. Hãy khám phá vẻ đẹp thế giới hoang dã trên bộ sưu tập tiền thế giới.

Giới thiệu đôi nét về tiền xu 2 Euro kỷ niệm của Đức

Từ năm 2006, mỗi năm sẽ có 1 đồng 2 euro mới với biểu tượng của 1 Bang Đức được phát hành, chủ đề trên tiền là kiến trúc các giáo đường,lâu đài nổi tiếng tại nước Đức.

Phong thủy các loại tiền

Bạn đã nghe về phong thủy của nhà ở, văn phòng làm việc... Nhưng bạn đã bao giờ nghe nói tiền cũng có phong thủy hay chưa?

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Saba Island



[Bản đồ, quốc kỳ, quốc huy Saba Island]

Saba là một hòn đảo nhỏ ở vùng biển Caribbean và là một phần lãnh thổ hải ngoại của Hà Lan. Saba có diện tích khoản 13km2 bao gồm phần lớn ngọn núi Scenery. Khác với các hòn đảo San hô trong vùng, Saba không có những biển dài đầy nắng, mà thay vào đó là những vách núi và bờ đá, chính những điều độc đáo đó mà Saba được mệnh danh là “Nữ Hoàng hoang sơ”. Không có những bãi biển đẹp, Saba nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời và ngoạn mục và là một nơi du lịch sinh thái tuyệt vời mà khách du lịch rất thích với những hoạt động sôi nổi lặn biển, leo núi và đi bộ giữa những cánh rừng thiên nhiên



Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Vẻ đẹp loài cá mang tên thiên thần



[Hình ảnh cá thiên thần (angelfish) trên tiền xu Bermuda]



[Hình ảnh cá thiên thần (angelfish) trên tiền giấy Cayman Island]


Với hình dáng và màu sắc diễm lệ đến mức khó tin, cá thiên thần (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh biển đáng mong ước nhất. Chúng lướt như bay và trông cực kỳ ấn tượng trong hồ cá cảnh. Chúng là một trong số những loài cá đẹp nhất ở các rạn san hô rực rỡ.


Từng thuộc họ cá bướm biển Chaetodontidae, ngày nay cá thiên thần được xếp vào một họ riêng, họ cá thiên thần Pomacanthidae. Với người chơi cá, việc phân biệt hai họ này rất dễ dàng. Chỉ cần nhìn vào cái gai trên nắp mang, đó là nét đặc trưng ở các loài cá thiên thần. Dẫu vậy, các loài thuộc hai họ này trông rất giống nhau bởi vì đều có màu sắc sặc sỡ và thân dẹp hai bên.

Một trong những công dụng của hình dạng này chuyển động trong nước. Nghiên cứu cho thấy rằng nó giúp cá thiên thần bơi nhanh hơn những loài có hình dạng khác nhờ phù hợp với những nguyên tắc động lực học chất lỏng. Chúng lướt trong nước nhẹ nhàng nhưng cũng có thể quay ngoắt được – chuyển hướng cực nhanh, ngay lập tức đã bơi theo hướng khác!

Khả năng này hiển nhiên có ích trong việc lẩn tránh kẻ săn mồi, nhưng một công dụng khác của hình dạng là nó làm nản chí kẻ săn mồi, thậm chí trước cả khi chúng thực sự hành động. Cá cực dẹp hai bên thân thì to và khó nuốt hơn cả so với những loài có cùng trọng lượng nhưng hình dạng khác. Một công dụng nữa là nó cho phép cá lách vào những khe hẹp trong địa bàn rạn san hô. Hình dáng dẹp hai bên trông rất khác lạ, nhưng dĩ nhiên là có những lý do xác đáng về mặt sinh học.(wikipedia)

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Phim tài liệu 'Tiền thế giới có gì lạ'

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Độc đáo với hình ảnh ngôi sao trên giấy bạc

Cư dân mạng tỏ ra thích thích khi ngắm nhìn hình ảnh thần tượng của họ được ghép rất thú vị và khéo léo với các nhân vật in trên giấy bạc của nhiều quốc gia.
Những người yêu thích photoshop đã tạo nên một trào lưu “tiền người nổi tiếng” trong cộng đồng mạng. Họ ghép ảnh những người nổi tiếng với các nhân vật trên giấy bạc của nhiều quốc gia.

Các bức hình được ghép tinh tế tới mức từng chi tiết, điệu bộ gương mặt trên mỗi bức hình trùng khít với những nhân vật xuất hiện trên tờ tiền. Việc của những con người mê công nghệ photoshop là lựa chọn tờ tiền phù hợp và ảnh của các nhân vật nổi tiếng rồi ghép lại với nhau để tạo nên những hình ảnh độc đáo như dưới đây.

Ảnh nữ diễn viên Keira Knightley trên tờ 5 đô Úc

Nam diễn viên Brad Pitt trên tờ 50đô Mỹ

Nam ca sĩ Hugh Laurie với hình Tổng tống Jackson của Mỹ

Hình của nhạc sĩ Marilyn Manson được ghép với hình Nữ hoàng Elizabeth II trên tờ 1 Bảng Anh

Nam ca sĩ Jared Leto với hình thủ tướng Benjamin Franklin trên tờ 100 đô Mỹ

Ông vua kỹ xảo George Lucas

Ca sĩ huyền thoại Elvis Presley

Diễn viên Tom Cruise và Katie Holmes trên tờ Mark Đức và tờ Bảng Anh


“Mr. Bean” Rowan Atkinson
Vi Phượng
Theo Telegraph

Toda và quyển Annam And Its Minor Currency về tiền cổ Việt Nam

Thuở nhỏ tôi có thấy một số đồng tiền kim loại (có lẽ là tiền kẽm) đựng trong cái hộp gỗ nhỏ được xỏ xâu bằng sợ dây chì. Tiền quá xấu, xám xì và hư mục, nhưng vẫn còn hiện rõ những chữ tượng hình hoàn toàn vô nghĩa với tôi, vì chữ Hán vào thế hệ của tôi đã bị bỏ không còn dạy trong trường học nữa. Cùng với tiền kẽm đó cũng có vài đồng bạc Đông Dương sáng bóng, trông thanh thoát, đẹp đẽ hơn, nên tôi thích sờ mó chúng hơn.

Có ai ngờ đâu một thanh niên 21 tuổi trên 100 năm trước đã đến vùng Á Đông xa xôi, đã học nói, đọc cái thứ chữ tượng hình khó khăn đó, tức chữ Hoa phổ thông, đủ uyên bác để viết nên tác phẩm về lịch sử Trung Hoa và bằng một sự đam mê, còn với tới việc sưu tầm tiền Việt cổ nữa. Ngày nay tôi đọc lại tác phẩm này, mới biết rằng ông chẳng những là bậc thầy của tiền tệ cổ Việt Nam mà còn có lẽ cả về lịch sử, văn hoá đất nước này nữa... Người ấy chính là Ed. Toda.

Eduardo Toda là người Tây Ban Nha, sinh tháng 1/1855 tại Reus ( TBN). Ông vốn thông minh thiên phú, biết nhiều ngoại ngữ. Ông đã học luật tại Madrid, và nghiên cứu nhiều về văn hoá của Ai Cập, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản. Ông cũng tham gia công tác ở ngành ngoại giao từ năm 1873, và sống, đi lại nhiều ở vùng Viễn Đông từ 1876 đến 1882.

Những tài liệu về Ai Cập của ông được nhiều người biết, là kết quả hoạt động nghiên cứu và khảo cổ của ông về nước này.
Toda mất ngày 26/4/1941 tại quê nhà và được chôn cất ở Poblet, Tây Ban Nha.

Như đã nói ở trên, do được công tác trong ngành ngoại giao đã đưa ông đến vùng Viễn Đông, công tác tại lãnh sự Tây Ban Nha. Ông đặt chân đến Hong Kong ngày 24/3/1876 sau chừng một tháng lênh đên trên biển. Lúc ấy ông chỉ là một thanh niên xốc vác, năng động 21 tuổi, và công tác trong 6 năm liền trước khi ông rời bỏ nơi này vào năm ông 27 tuổi.

Trong thời gian công tác ông đã đi lại nhiều các nơi như Macao, Quảng Châu, và nhiều địa phương khác của Trung Quốc, và sang các nước lân cận như Phi Luật Tân, Nhật và Triều Tiên, và nhiều tài liệu còn nói ông sang cả Seberia, Úc, Ấn Độ và Trung Á nữa, mặc dù các điều này không thể kiểm tra qua các tài liệu ghi lại. Chỉ có thể cho rằng với cá tính sôi nổi của ông, điều này đều có thể xảy ra, và giúp kinh nghiệm sống đã hình thành phong cách và chất liệu để viết các tác phẩm của ông, mà quyển sách về tiền cổ Việt Nam chỉ là một mảng nhỏ.

Về quyển Đồng tiền nhỏ của An Nam.

Đây là quyển sách được giới sưu tầm tiền cổ Việt Nam ưa thích, mặc dù đã được soạn hàng trăm năm rồi. Nó được xuất bản năm 1882, tức đến nay (2011) là 129 năm đã trôi qua. Điều này có nghĩa là phần tiền kể từ khi tác giả viết quyển sách này (tức 1882) về sau không được nói đến, (việc này phải tham khảo ở tài liệu khác).

Quyển Đồng tiền nhỏ An Nam được Nhà xuất bản Noronha & Son in năm 1882 tại Thượng Hải. Sách gồm hai phần : phần diễn giải các mặt khác nhau của đồng tiền và liệt kê các đồng tiền theo các triều đại (104 trang) và phần hình ảnh các đồng tiền có nói đến ở phần trước (trang 105 đến 261).

Phần I: Các Lưu ý chung

Chương I: Những nhận xét sơ bộ: Phần này tóm tắt rất ngắn gọn về nước An nam và nghiên cứu tiền tệ của nước này.

Chương II: Tóm tắt sơ về địa lý và lịch sử An Nam.

Chương III: Giới thiệu về hệ thống đặt tên thời gian theo phương pháp ghép 10 can và 12 chi của Trung quốc và An Nam, và bảng tóm lược các triều đại và vương hiệu của các vua chúa An Nam.

Chươg IV: Tình hình nước An Nam với tư cách một nước độc lập sau năm 1874 và tư tưởng lệ thuộc phương Bắc của nhà Nguyễn ngay sau mốc thời gian này

Chương V: các mỏ kim loại của An Nam

Chương VI: Việc đúc tiền của An Nam

Chương VII: Tiền giả và hệ thống pháp luật liên quan đến tiền giả

Chương VIII: Kho tiền (kho bạc) và luật lệ liên quan

Chương IX: Tác tập tục và mê tín về tiền bạc của người An Nam

Chương X: Tiền giấy của An Nam

Phần II Lịch sử tiền An Nam (lưu ý: phần này nêu các tiền tệ của các triều đại vua, liệt kê theo lịch sử)

Chương XI: Nhà Ngô- Thập Nhị Sứ Quân- Nhà Đinh- Nhà Tiền Lê

Chương XII: Nhà Lý

Chương XIII: Nhà Trần

Chương XIV: Các cuộc nổi loạn : Nhựt Lễ (1368-1370), Nguyễn (1381-1382), Sứ (1391-1392), Hồ (Quý Ly và Hán Thương), Thiên Bình (1405-1406), Lộc Bình Vương (1420). Đây là các cuộc nổi loạn mà loạn quân có đúc tiền riêng cho mình.

Chương XV: Bắc thuộc (1414-1428)

Chương XVI: Nhà Lê

Chương XVII: Các cuộc nổi loạn Lạng Sơn Vương (1459-1532), Kim Giang Vương (1509), Trần Tuấn (1511-12), Trần Cao (1516-21), Quan Thiếu Đế (1531-32).

Chương XVIII: Nhà Mạc

Chương XIX: Giặc Tây Sơn (1764-1801)

Chương XX: Trung Quốc can thiệp- Nhà Nguyễn

Chương XXI: Giặc Lê Văn Khôi (1831-34), giặc Nùng. Các đồng tiền còn nghi vấn (từ 1600 đến 1882)

Phần thứ hai là phần liệt kê các đồng tiền có đề cập theo các triều đại vừa nói ở trên, tổng cộng có 290 hình đồng tiền cổ An Nam được minh họa. Phần này hết sức hữu ích vì các hình ảnh cho thấy trên từng đồng tiền có ghi những chữ gì, đặc điểm trình bày các chữ này : đọc từ trên xuống dưới rồi phải sang trái hay từ trên sang phải và từ trái xuống dưới, chữ thường hay chữ triện, mặt trái có gờ ở rìa hay không có v.v...

Kết luận:

- Một tác phẩm tiên phong về tiền cổ Việt Nam, không thể không đọc nếu là người chơi tiền cổ Việt Nam, và cũng không thể thiếu nếu nghiên cứu lịch sử Việt Nam

- Cũng như các tác phẩm khảo cứu của các học giả phương Tây khác, mặc dù tác giả cho thấy ông hết sức tinh tường chữ viết, lịch sử của Việt Nam, nhưng vẫn có những sai sót nhỏ trong tác phẩm. Dù vậy đánh giá tổng thể thì đây là một công trình nghiên cứu xuất sắc.
(Tran Quang De)

Xem sách online tại :> http://art-hanoi.com/toda/
Xem thêm tại đây : Nhấn vào đây

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Cáo Bắc Cực (Arctic Fox)



[Cáo Bắc Cực trên tiền xu Greenland]



[Cáo Bắc Cực trên tiền polymer Arctic Territories]

Cáo Bắc Cực hay còn gọi là cáo vùng cực, cáo trắng hay cáo tuyết(tên khoa học Vulpes lagopus trước đây thường gọi là Alopex lagopus). Loài cáo này sống trên các lãnh nguyên lạnh giá vùng Bắc Cực; chúng có khả năng đặc biệt khác với các loài họ hàng của mình là thay đổi màu lông theo mùa để dễ hòa lẫn với môi trường. Vào đầu mùa xuân, lớp lông dày trắng muốt của mùa đông sẽ được thay thế bằng một lớp lông ngắn hơn màu nâu, nhờ vậy mà chúng lẫn với màu của bụi đất và thảm lá rừng. Rồi đến tháng 11 hàng năm, lớp lông nâu này lại được thay mới toàn bộ bằng một lớp lông dày trắng tinh chuẩn bị đón chào mùa đông đầy tuyết trắng.

Nhờ có khả năng thay lông theo mùa này mà cáo Bắc Cực có thể qua mắt được những kẻ săn mồi to lớn khác. Loài cáo này cũng rất tinh khôn, chúng thường bám theo sau những con gấu bắc cực, chờ cho chúng ăn xong để hưởng phần thức ăn thừa còn sót lại; nhờ có màu lông trắng lẫn vào tuyết mà chúng không bị biến thành bữa ăn tiếp theo cho những con gấu này.

Ở Bắc Cực cũng có đủ 4 mùa trong năm với nhiệt độ thời tiết thay đổi khá rõ rệt. Điều này làm cho hệ động vật Bắc Cực có những màn “thay áo” rất ngoạn mục nhằm phù hợp với khí hậu từng mùa.


Đây là một con cáo Bắc Cực vào mùa hè, lông của nó có màu nâu nhé!

Vào mùa thu, khi ban ngày ngắn đi một chút, tức là ánh mặt trời cũng giảm đi thì cơ thể cáo sản xuất ít các hắc tố cấu thành màu lông.

Mùa đông tới, khi các hắc tố giảm sút rõ rệt thì nguyên bộ lông của nó biến thành một màu trắng tinh luôn. Đây là một cách thích nghi với thời tiết, lông màu trắng có thể hấp thu một lượng lớn các tia mặt trời qua đó giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông lạnh giá (Tổng hợp từ Internet)

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Nghệ An: Đi cày, một nông dân đào được 19kg tiền cổ

Số tiền cổ trên được anh Trần Văn Thảo, xóm 2, xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An phát hiện khi đang cày ruộng.
Theo anh Thảo, để chuẩn bị cho kịp trỉa lạc nên anh cùng gia đình chuẩn bị đất để gieo lạc. Sau khi làm hết phần đất của mình, anh tranh thủ cày thêm mảnh đất bỏ hoang bên cạnh ruộng mình lâu nay. Tuy nhiên, khi vừa cày vừa được vài đường thì chiếc cày bị mắc một vật cứng. Sau đó anh dừng cày lại và cùng vợ mình lại kiểm tra thì phát hiện một chiếc hũ sành.

Anh Thảo bên số tiền cổ vừa đào được

Sau khi đưa được chiếc hũ lên kiểm tra trong hũ toàn là tiền cổ. Số tiền cổ trong chiếc hũ trên lên đến 19kg. Toàn bộ số tiền có hình tròn, lỗ vuông, đường kính 2,4 cm, dày 0,1 cm, mặt tiền có chữ Hán. Tuy để trong lòng đất lâu ngày nhưng số tiền này vẫn còn nguyên vẹn và rõ chữ.

Theo một số cụ cao niên trong làng đọc được chữ Hán thì xác định trong hũ tiền có các loại tiền khác nhau như: Khai Nguyên thông bảo, Chính Hòa thông bảo, Hoàng Tống thông bảo, Gia Thái thông bảo, Thiên Hỷ Thông Bảo. Cũng theo nhận định ban đầu thì đây là tiền Trung Quốc được đúc từ thời Bắc Tống (năm 960 – 1227).


Mặc dù được chôn dưới đất lâu ngày nhưng số tiền cổ anh Thảo vừa đào được vẫn còn rất nguyên không bị hư hại là bao nhiêu

Biết tin anh đào được tiền cổ rất nhiều người dân hiếu kỳ đã kéo nhà anh Thảo để xem. Thông tin đào được tiền cổ của anh Thảo cũng đã khiến một số người chuyên săn tiền cổ để mắt đến. Một trong số này đã năn nỉ anh bán lại số tiền trên với giá 8 triệu đồng. Tuy nhiên chưa do chưa biết giá trị thực của số tiền đó thế nào nên đến nay anh Thảo vẫn chưa chịu bán.
Được biết khu vực nơi anh Thảo đào được tiền cổ ngày xưa có rất nhiều địa chủ giàu có sinh sống. Theo một số người số tiền trên có thể là do một gia đình địa chủ nào đó chôn để giấu của.
Xuân Hòa

Thầy trò Đường Tăng trong tờ bạc 50 tệ

Sau khi phát hiện ra đồng bạc 100 Nhân dân tệ của Trung Quốc có hình ba con mèo, mới đây, cư dân nước này cũng khám phá ra một thú vị khác về bốn khuôn mặt của thầy trò Đường Tăng xuất hiện trong tờ bạc 50 Nhân dân tệ.

Bốn khuôn mặt của thầy trò Đường tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký được in ẩn ở giữa mặt trước và mặt sau của đồng tiền, quanh các hàng chữ Ngân hàng nhân dân Trung Hoa

Tờ bạc 50 Nhân dân tệ

Tờ bạc 100 Nhân dân tệ

Một chuyên gia nói rằng thiết kế của tiền giấy đã trải qua nhiều sự đánh giá trước khi được phê duyệt và đến nay người ta mới khám phá ra nhiều sự thú vị ẩn chứa trong đó.

(Theo VTC News/ wantchinatimes)

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

French Oceania



[Bản đồ, quốc kỳ, quốc huy French Oceania]


French Oceania (tiếng Pháp Français de l'Océanie)là vùng thuộc địa của Pháp ở Châu Đại Dương (ngày nay là lãnh thổ Polynesia thuộc Pháp), bao gồm 130 hòn đảo bazan và san hô nằm rải rác ở 5 quần đảo ở Nam Thái Bình Dương là Quần đảo Société, quần đảo Tuamotu, quần đảo Gambier, Quần đảo Australes và quần đảo Marquises.

Người châu Âu bắt đầu đến vùng này vào thế kỉ XVI Những cuộc thám hiểm của người Pháp được tiến hành quy mô hơn khi các nhà truyền giáo Pháp đặt chân đến đây. Quần đảo Société do người Anh phát hiện và được tuyên bố thuộc về nước Anh năm 1767, nhưng lại thuộc về Pháp năm sau đó. Quần đảo này và nhóm đảo Marquise là xứ bảo hộ của Pháp năm 1840, rồi trở thành thuộc địa của Pháp năm 1880. Quần đảo Tuamotu do các nhà thám hiểm Tây Ban Nha phát hiện năm 1606, trở thành xứ bảo hộ của Pháp năm 1844 và bị Pháp sáp nhập năm 1881. Nhóm đảo Gambier do người Anh khám phá năm 1797, bị Pháp sáp nhập năm 1881. Quần đảo Australes thuộc quyền kiểm soát của Pháp năm 1880. Vùng Nam nhóm đảo Marquise do các nhà thám hiểm Tây Ban Nha phát hiện năm 1595, vùng Bắc Marquise do một người Mĩ phát hiện năm 1791. Toàn bộ nhóm đảo Marquise thuộc quyền sở hữu của Pháp và được các thủ lĩnh địa phương thừa nhận.

Tất cả các quần đảo, nhóm đảo trên đây được tập hợp thành một thuộc địa chung năm 1903 có tên gọi là French Oceania và trở thành lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp từ năm 1946 dưới tên gọi là French Polynesia.(wiki)


Ebooks tiền giấy Tiệp Khác, CH Séc & CH Slovakia


File PDF - 85 Trang
Dung lượng : 60 MB
Link download : Nhấn vào đây để download

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites