Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Bí mật chiếc mỏ khổng lồ của chim Toucan



[Hình ảnh chim Toucan trên tiền xu Belize]


[Hình ảnh chim Toucan trên tiền giấy Surinam]

Bí mật chiếc mỏ to và cồng kềnh, màu lợt, hơi khum khum như con tôm nhô hẳn ra ngoài cơ thể của loài chim nổi tiếng sống ở vùng rừng nhiệt đới châu Mỹ Tucăng (Toucan) vừa được các nhà khoa học Canada giải đáp.


Những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học cho rằng:

- Mỏ của chim Tucăng trống lớn hơn chim mái và có lẽ nó dùng chiếc mỏ cồng kềnh ấy để quyến rũ bạn tình.

- Chim Tucăng sử dụng cặp mỏ ngoại khổ (bằng 1/3 chiều dài cơ thể) để bóc vỏ thức ăn khoái khẩu của nó là trái cây.

- Chim Tucăng dùng chiếc mỏ như là một vũ khí tự vệ trước kẻ thù.

- Cái mỏ lớn của chim Tucăng dùng để cảnh báo, thể hiện sức mạnh với các chim Tucăng khác.


Những nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Brock, tỉnh Ontario, Canada trên Toco toucan (Ramphastos toco) - loài Tucăng có mỏ lớn nhất trong gia đình chim Tucăng - vừa chứng minh những phán đoán trên đều không đúng, cái mỏ khổng lồ của chim Tucăng dùng để “làm mát” cơ thể. Thật ngạc nhiên!

Các nghiên cứu cho thấy trong cặp mỏ của chim Tucăng chứa đựng nhiều mạch máu, cho phép chúng điều chỉnh được lượng máu lên mỏ ở mọi thời điểm của môi trường xung quanh, do vậy các chuyên gia đã dùng camera hồng ngoại - có khả năng phát hiện sự biến đổi của thân nhiệt - để theo dõi nhiệt độ ở bề mặt của mỏ chim Tucăng.


Nhiệt độ đang ở mức 40oC tại vùng màu vàng cam và trắng ở loài Tucăng Ramphastos toco (ảnh phải) cho biết nó đang làm mát cơ thể bằng cách tăng lượng máu lên mỏ - Ảnh: Sciencenow

Khi thời tiết lạnh, chim Tucăng giảm lượng máu tới mỏ để duy trì nhiệt độ cơ thể và ngược lại nó sẽ làm mát cơ thể, hạ nhiệt nhanh bằng cách tăng lượng máu lên mỏ. Họ quả thật bất ngờ khi kết luận: "Mỏ chim Tucăng giống như một máy điều hòa nhiệt độ cơ thể”.


“Rốt cuộc voi dùng đôi tai to để quạt mát cơ thể. Ở loài thỏ cũng vậy. Vậy tại sao chúng ta không thử nghĩ ban đầu cái mỏ lớn của chim Tucăng có tác dụng tương tự như thế nhỉ!” - nhà sinh lý học tiến hóa Glenn J. Tattersall, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Brock, cho biết.

(www.baomoi.com)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites