Thiên nhiên kỳ diệu trên tiền
Thiên nhiên luôn đem lại cho chúng ta những điều kỳ diệu. Hãy khám phá vẻ đẹp thế giới hoang dã trên bộ sưu tập tiền thế giới.
Giới thiệu đôi nét về tiền xu 2 Euro kỷ niệm của Đức
Từ năm 2006, mỗi năm sẽ có 1 đồng 2 euro mới với biểu tượng của 1 Bang Đức được phát hành, chủ đề trên tiền là kiến trúc các giáo đường,lâu đài nổi tiếng tại nước Đức.
Phong thủy các loại tiền
Bạn đã nghe về phong thủy của nhà ở, văn phòng làm việc... Nhưng bạn đã bao giờ nghe nói tiền cũng có phong thủy hay chưa?
Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011
Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011
Phim tài liệu lịch sử tiền Việt Nam
Phim tài liệu lịch sử tiền Việt Nam (Phóng sự phát trong chương trình "Chào Việt Nam" - 19h45 hàng ngày trên VTV4)
Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011
Lặn tìm tiền cổ dưới sông Tiền
Ngày cuối tuần nghỉ học, Tuấn (16 tuổi) ngâm mình dưới mé sông để lấy bùn vun đắp mấy gốc cây nhãn.
Tay anh chàng thoáng chạm một vật khá cứng bên dưới lớp bùn. Dùng hết sức kéo lên, Tuấn hơi giật mình vì trên tay mình là một hũ đất nung không còn nguyên dạng, bên trong chứa đầy tiền cổ…
Kho báu bên dưới đáy sông Tiền mênh mông vẫn là một bí ẩn.
Những dấu vết khá mơ hồ về những đồng tiền cổ thất lạc mà Tuấn cũng như nhiều người dân khác tìm ra ở khu vực quanh bờ sông cù lao Thới Sơn nằm giữa dòng sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) đã hé lộ sự thật có một kho cổ vật bí ẩn bên dưới con sông mênh mông này…
Lần theo dấu vết những đồng tiền rỉ sét…
Khi mang được cái hũ đất nung lên khỏi mặt nước, thấy sứt mẻ loang lổ, đầy bùn nhão…, Tuấn bắt đầu tò mò vì “Nó nặng khác thường. Biết đâu mình lại nhặt được vàng!”. Tuấn lấy nước rửa sạch lớp bùn đóng bên ngoài cái hũ, dùng tay cào cào trên bề mặt mấy cái. Bên dưới lớp bùn là cảm giác cứng của kim loại. Tuấn muốn rụng rời tay chân, ôm cái hũ chạy vọt lên bờ, dùng đá đập vỡ ra. Bên trong là những đồng tiền kim loại cổ rỉ sét, đóng lại thành từng nắm lớn… Tuấn mày mò bên đống tiền lạ, phần lớn không còn rõ hình dạng, mục nát. Số ít đồng xu bằng kẽm còn sót một vài nét chữ Hán của người xưa…
Đống tiền cổ gần 20kg mà người dân cù lao Thới Sơn vớt được.
Đồng tiền Thánh Nguyên Thông bảo của thế kỉ 15.
Hũ tiền của Tuấn tìm được chẳng thấm gì so với khối tiền của nhóm thanh niên làm công đào được cũng trên khu vực cù lao Thới Sơn. Trong lúc đào rãnh dẫn nước từ sông vào ao, những nhát cuốc ở độ sâu khoảng hai gang tay đã chạm vào một cái chậu sành khá lớn… Bên trong chậu chứa khoảng 2 kí lô tiền cổ đủ loại. Chẳng bán ve chai được mà cũng không biết để làm gì, những đồng tiền cổ dần dần bị chủ nhà làm thất lạc hết, ngoại trừ vài đồng còn khá nguyên vẹn được giữ để… cạo gió!
“Ở đoạn cuối của cù lao Thới Sơn, khu vực diễn ra trận thủy chiến lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút của vua Quang Trung ngày xưa là nơi mà người dân địa phương thường xuyên vớt được tiền cổ dưới sông. Người đi làm vườn, học trò đi tắm sông… cũng tình cờ nhặt được những đồng xu kẽm có lỗ tròn ở giữa!”, Tuấn tiết lộ.
Người địa phương tìm được số lượng tiền xưa nhiều nhất phải kể đến ông Nguyễn Văn Quang (ở ấp Thới Bình, cù lao Thới Sơn). Trong lúc dọn dẹp một góc mé sông Tiền để làm ao nuôi cá thì ông phát hiện một cái tĩn lớn, cao hơn nửa người. Ông Quang không thể tin trong cái tĩn cũ kĩ ấy đầy ắp tiền cổ, nặng đến 15 kí lô. Mất đến mấy ngày chùi rửa, ông đếm được hơn 7 ngàn đồng xu… Ông nhờ người biết chữ Hán dịch giúp những kí tự còn sót lại nhưng cuối cùng cũng mù mờ về lai lịch của những đồng xu. Thế là ông mang tặng hết cho Bảo tàng tỉnh Tiền Giang. Chuyên gia khảo cổ Phan Thị Hương trực tiếp khảo sát hiện vật: “Đây là những đồng tiền có niên đại rất xưa và quý, như đồng Đại Định Thông bảo (đúc vào đời vua Lý Anh Tông, thế kỉ 12), Thánh Nguyên Thông bảo (thời vua Hồ Quý Ly, thế kỉ 15), An Pháp Nguyên bảo (đúc vào thời nhà Mạc, thế kỉ 16), Thái Hòa Thông bảo (thời vua Lê Nhân Tông, thế kỉ 15), Thái Bình Thông bảo (thời chúa Nguyễn Phúc Chu, thế kỉ 18)…”.
Ngoài đống tiền cổ ấy, ông Quang cùng với người nhà tiếp tục mò vớt rộng hơn khu vực phát hiện hũ tiền và tìm ra thêm rất nhiều đồ dùng bằng sành sứ cũ kĩ, sứt mẻ đủ hình dáng như tô chén. Những manh mối mới cho thấy bên dưới dòng sông Tiền đang tồn tại rất nhiều cổ vật…
Kho báu dưới đáy sông
Ngoài kho tiền cổ vẫn đang còn là bí ẩn, bên dưới đáy sông còn đang chôn giấu những bí mật gì? Câu trả lời “Cái gì cũng có!” của ông Mười, một người chuyên sống bằng nghề mò vớt bên dưới đáy sông Tiền gần 30 năm ở cù lao Thới Sơn càng khiến tôi tăng thêm tính hiếu kì. Ngồi bên bờ sông, ông Mười chỉ tay ra giữa dòng nước mênh mông: “Không ai có thể rõ bên dưới con sông rộng hút tầm mắt này có những gì. Ngay cả những người lão làng như tui cũng chưa dám tự cho mình là đã khám phá hết…”
Ông Mười bị mất một cánh tay, vết tích của một chuyến đi lặn đụng phải trái nổ. Nhưng chuyện khiến ông bỏ hẳn nghề lặn là lúc ông phát hiện ra một cái rương bằng đồng to lớn dài cỡ hai thước sau hàng giờ săn tìm dưới đáy sông. Khi lần mò ra chiếc rương, ông cố thoát lên khỏi mặt nước và từ đó bỏ hẳn nghề… Ông nói rằng không biết trong chiếc rương có cái gì và không dám đưa lên bờ bởi đó là điều kiêng kị của người thợ lặn.
Lần theo câu chuyện của ông Mười, tôi tiếp tục hành trình tìm ra tung tích của những chuyên gia săn tìm kho cổ vật dưới đáy sông Tiền. Có tiếng trong nghề lặn ở khúc sông Tiền đi qua Bình Đức, Song Thuận (huyện Châu Thành, Tiền Giang) nhất có thể nhắc đến anh Nguyễn Văn Bình, bắt đầu đi lặn từ năm 15 tuổi. Nhà của anh Bình nằm ở đoạn cuối con đường mòn đầy cỏ hoang, sát mé sông. Căn nhà nhỏ đơn sơ nhưng những vật dụng trong nhà toàn là những thứ mà giới mua đồ cổ thèm muốn. Từ cái tách uống nước, dĩa, tô chén… đều được hỏi mua giá cao nhưng anh Bình nhất quyết không bán. Đó là những món đồ anh săn được trong một chuyến đi sau khi đánh đổi bằng bàn tay phải bỏ lại dưới đáy sông và sinh mạng của một người bạn thân. Nhớ lại chuyến đi lặn kinh hoàng đụng nhằm trái nổ ấy, anh bất giác thở dài sườn sượt.
Anh Bình tìm được cái tô quý họa tiết rồng phượng sau hai giờ lặn sâu dưới sông Tiền.
Anh Bình cho biết, một chuyến đi lặn 4 – 5 ngày nếu trúng mánh có thể sống sung túc cả tháng trời, còn nếu không thì chỉ vớt được toàn sắt vụn chỉ đủ tiền mua gạo, thậm chí có ngày kéo ghe về với tay trắng. Có hôm anh cùng với mấy người bạn đi ghe ra khu vực giữa sông, suốt mấy ngày liền chỉ thấy đồ ve chai sắt vụn. Nản quá, anh quyết định lặn lần cuối rồi về. Sau gần 4 tiếng đồng hồ lặn sâu, anh Bình chỉ tìm thấy một vật kim loại tròn, nhỏ bằng cổ tay. Có người định vứt đi nhưng anh thử dùng tay rửa sạch lớp bùn đất, hình dáng của cái vật hình tròn rỉ sét ấy là cái đầu tượng Phật rỗng. Thấy chẳng quý giá gì, anh cũng để trong nhà. Nhưng khi có tay săn đồ cổ từ Sài Gòn về hỏi mua, anh bán liền với giá chỉ có 100 ngàn đồng. Anh tưởng bán thế đã là có giá ai dè hôm sau tay này quay lại đặt vấn đề “nếu tìm được cái thân tượng còn lại thì bạc tỉ cũng mua!” khiến anh muốn ngất xỉu!
Chuyện của anh Bình vẫn không “đau” bằng việc bán tảng đá quý của một người bạn với giá rẻ như cho. Người bạn đi mò vớt được một thanh đá hình chữ nhật lớn, có hình dáng cây cột nhà cũ. Bỏ thì phí, thế là anh ta mang về làm chỗ ngồi trước sân nhà. Không ngờ có người đến hỏi mua 200 ngàn đồng. Vừa mới bán xong, tay mua đồ cổ dặn thêm khi nào vớt được loại đá như thế này thì giá vài chục triệu không thành vấn đề!
“Đồ cổ dưới đáy sông Tiền này khá nhiều. Những thứ thông thường như tô, chén xưa, tiền kẽm… thì hầu như ngày nào mọi người cũng vớt được. Đồ “độc” hơn thì thỉnh thoảng một vài người cũng vô mánh như bình hoa, hũ đồng…”, anh Bình cho biết.
Đồ nghề đi săn cổ vật của những người thợ lặn như anh Bình khá sơ sài. Chỉ cần có chiếc ghe nhỏ, máy bơm và ống hơi. Bình thường, anh có thể ngậm ống hơi, lặn đến vài giờ đồng hồ. Một người ngồi trên ghe canh chừng máy bơm. Không ai biết được dưới đáy sông có gì, nhưng ai cũng nuôi hi vọng sẽ trúng mánh, tìm được những món đồ đắt giá. Vừa ngoi lên mặt nước khoe chiếc tô có họa tiết rồng phượng lạ mắt với vẻ mặt hớn hở, anh Bình lại vội vàng ngậm ống hơi, lặn mất tăm dưới dòng nước chảy xiết…
Mỹ Tho, tháng 4/ 2010
L.C.Bình
Theo muctim
Tay anh chàng thoáng chạm một vật khá cứng bên dưới lớp bùn. Dùng hết sức kéo lên, Tuấn hơi giật mình vì trên tay mình là một hũ đất nung không còn nguyên dạng, bên trong chứa đầy tiền cổ…
Kho báu bên dưới đáy sông Tiền mênh mông vẫn là một bí ẩn.
Những dấu vết khá mơ hồ về những đồng tiền cổ thất lạc mà Tuấn cũng như nhiều người dân khác tìm ra ở khu vực quanh bờ sông cù lao Thới Sơn nằm giữa dòng sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) đã hé lộ sự thật có một kho cổ vật bí ẩn bên dưới con sông mênh mông này…
Lần theo dấu vết những đồng tiền rỉ sét…
Khi mang được cái hũ đất nung lên khỏi mặt nước, thấy sứt mẻ loang lổ, đầy bùn nhão…, Tuấn bắt đầu tò mò vì “Nó nặng khác thường. Biết đâu mình lại nhặt được vàng!”. Tuấn lấy nước rửa sạch lớp bùn đóng bên ngoài cái hũ, dùng tay cào cào trên bề mặt mấy cái. Bên dưới lớp bùn là cảm giác cứng của kim loại. Tuấn muốn rụng rời tay chân, ôm cái hũ chạy vọt lên bờ, dùng đá đập vỡ ra. Bên trong là những đồng tiền kim loại cổ rỉ sét, đóng lại thành từng nắm lớn… Tuấn mày mò bên đống tiền lạ, phần lớn không còn rõ hình dạng, mục nát. Số ít đồng xu bằng kẽm còn sót một vài nét chữ Hán của người xưa…
Đống tiền cổ gần 20kg mà người dân cù lao Thới Sơn vớt được.
Đồng tiền Thánh Nguyên Thông bảo của thế kỉ 15.
Hũ tiền của Tuấn tìm được chẳng thấm gì so với khối tiền của nhóm thanh niên làm công đào được cũng trên khu vực cù lao Thới Sơn. Trong lúc đào rãnh dẫn nước từ sông vào ao, những nhát cuốc ở độ sâu khoảng hai gang tay đã chạm vào một cái chậu sành khá lớn… Bên trong chậu chứa khoảng 2 kí lô tiền cổ đủ loại. Chẳng bán ve chai được mà cũng không biết để làm gì, những đồng tiền cổ dần dần bị chủ nhà làm thất lạc hết, ngoại trừ vài đồng còn khá nguyên vẹn được giữ để… cạo gió!
“Ở đoạn cuối của cù lao Thới Sơn, khu vực diễn ra trận thủy chiến lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút của vua Quang Trung ngày xưa là nơi mà người dân địa phương thường xuyên vớt được tiền cổ dưới sông. Người đi làm vườn, học trò đi tắm sông… cũng tình cờ nhặt được những đồng xu kẽm có lỗ tròn ở giữa!”, Tuấn tiết lộ.
Người địa phương tìm được số lượng tiền xưa nhiều nhất phải kể đến ông Nguyễn Văn Quang (ở ấp Thới Bình, cù lao Thới Sơn). Trong lúc dọn dẹp một góc mé sông Tiền để làm ao nuôi cá thì ông phát hiện một cái tĩn lớn, cao hơn nửa người. Ông Quang không thể tin trong cái tĩn cũ kĩ ấy đầy ắp tiền cổ, nặng đến 15 kí lô. Mất đến mấy ngày chùi rửa, ông đếm được hơn 7 ngàn đồng xu… Ông nhờ người biết chữ Hán dịch giúp những kí tự còn sót lại nhưng cuối cùng cũng mù mờ về lai lịch của những đồng xu. Thế là ông mang tặng hết cho Bảo tàng tỉnh Tiền Giang. Chuyên gia khảo cổ Phan Thị Hương trực tiếp khảo sát hiện vật: “Đây là những đồng tiền có niên đại rất xưa và quý, như đồng Đại Định Thông bảo (đúc vào đời vua Lý Anh Tông, thế kỉ 12), Thánh Nguyên Thông bảo (thời vua Hồ Quý Ly, thế kỉ 15), An Pháp Nguyên bảo (đúc vào thời nhà Mạc, thế kỉ 16), Thái Hòa Thông bảo (thời vua Lê Nhân Tông, thế kỉ 15), Thái Bình Thông bảo (thời chúa Nguyễn Phúc Chu, thế kỉ 18)…”.
Ngoài đống tiền cổ ấy, ông Quang cùng với người nhà tiếp tục mò vớt rộng hơn khu vực phát hiện hũ tiền và tìm ra thêm rất nhiều đồ dùng bằng sành sứ cũ kĩ, sứt mẻ đủ hình dáng như tô chén. Những manh mối mới cho thấy bên dưới dòng sông Tiền đang tồn tại rất nhiều cổ vật…
Kho báu dưới đáy sông
Ngoài kho tiền cổ vẫn đang còn là bí ẩn, bên dưới đáy sông còn đang chôn giấu những bí mật gì? Câu trả lời “Cái gì cũng có!” của ông Mười, một người chuyên sống bằng nghề mò vớt bên dưới đáy sông Tiền gần 30 năm ở cù lao Thới Sơn càng khiến tôi tăng thêm tính hiếu kì. Ngồi bên bờ sông, ông Mười chỉ tay ra giữa dòng nước mênh mông: “Không ai có thể rõ bên dưới con sông rộng hút tầm mắt này có những gì. Ngay cả những người lão làng như tui cũng chưa dám tự cho mình là đã khám phá hết…”
Ông Mười bị mất một cánh tay, vết tích của một chuyến đi lặn đụng phải trái nổ. Nhưng chuyện khiến ông bỏ hẳn nghề lặn là lúc ông phát hiện ra một cái rương bằng đồng to lớn dài cỡ hai thước sau hàng giờ săn tìm dưới đáy sông. Khi lần mò ra chiếc rương, ông cố thoát lên khỏi mặt nước và từ đó bỏ hẳn nghề… Ông nói rằng không biết trong chiếc rương có cái gì và không dám đưa lên bờ bởi đó là điều kiêng kị của người thợ lặn.
Lần theo câu chuyện của ông Mười, tôi tiếp tục hành trình tìm ra tung tích của những chuyên gia săn tìm kho cổ vật dưới đáy sông Tiền. Có tiếng trong nghề lặn ở khúc sông Tiền đi qua Bình Đức, Song Thuận (huyện Châu Thành, Tiền Giang) nhất có thể nhắc đến anh Nguyễn Văn Bình, bắt đầu đi lặn từ năm 15 tuổi. Nhà của anh Bình nằm ở đoạn cuối con đường mòn đầy cỏ hoang, sát mé sông. Căn nhà nhỏ đơn sơ nhưng những vật dụng trong nhà toàn là những thứ mà giới mua đồ cổ thèm muốn. Từ cái tách uống nước, dĩa, tô chén… đều được hỏi mua giá cao nhưng anh Bình nhất quyết không bán. Đó là những món đồ anh săn được trong một chuyến đi sau khi đánh đổi bằng bàn tay phải bỏ lại dưới đáy sông và sinh mạng của một người bạn thân. Nhớ lại chuyến đi lặn kinh hoàng đụng nhằm trái nổ ấy, anh bất giác thở dài sườn sượt.
Anh Bình tìm được cái tô quý họa tiết rồng phượng sau hai giờ lặn sâu dưới sông Tiền.
Anh Bình cho biết, một chuyến đi lặn 4 – 5 ngày nếu trúng mánh có thể sống sung túc cả tháng trời, còn nếu không thì chỉ vớt được toàn sắt vụn chỉ đủ tiền mua gạo, thậm chí có ngày kéo ghe về với tay trắng. Có hôm anh cùng với mấy người bạn đi ghe ra khu vực giữa sông, suốt mấy ngày liền chỉ thấy đồ ve chai sắt vụn. Nản quá, anh quyết định lặn lần cuối rồi về. Sau gần 4 tiếng đồng hồ lặn sâu, anh Bình chỉ tìm thấy một vật kim loại tròn, nhỏ bằng cổ tay. Có người định vứt đi nhưng anh thử dùng tay rửa sạch lớp bùn đất, hình dáng của cái vật hình tròn rỉ sét ấy là cái đầu tượng Phật rỗng. Thấy chẳng quý giá gì, anh cũng để trong nhà. Nhưng khi có tay săn đồ cổ từ Sài Gòn về hỏi mua, anh bán liền với giá chỉ có 100 ngàn đồng. Anh tưởng bán thế đã là có giá ai dè hôm sau tay này quay lại đặt vấn đề “nếu tìm được cái thân tượng còn lại thì bạc tỉ cũng mua!” khiến anh muốn ngất xỉu!
Chuyện của anh Bình vẫn không “đau” bằng việc bán tảng đá quý của một người bạn với giá rẻ như cho. Người bạn đi mò vớt được một thanh đá hình chữ nhật lớn, có hình dáng cây cột nhà cũ. Bỏ thì phí, thế là anh ta mang về làm chỗ ngồi trước sân nhà. Không ngờ có người đến hỏi mua 200 ngàn đồng. Vừa mới bán xong, tay mua đồ cổ dặn thêm khi nào vớt được loại đá như thế này thì giá vài chục triệu không thành vấn đề!
“Đồ cổ dưới đáy sông Tiền này khá nhiều. Những thứ thông thường như tô, chén xưa, tiền kẽm… thì hầu như ngày nào mọi người cũng vớt được. Đồ “độc” hơn thì thỉnh thoảng một vài người cũng vô mánh như bình hoa, hũ đồng…”, anh Bình cho biết.
Đồ nghề đi săn cổ vật của những người thợ lặn như anh Bình khá sơ sài. Chỉ cần có chiếc ghe nhỏ, máy bơm và ống hơi. Bình thường, anh có thể ngậm ống hơi, lặn đến vài giờ đồng hồ. Một người ngồi trên ghe canh chừng máy bơm. Không ai biết được dưới đáy sông có gì, nhưng ai cũng nuôi hi vọng sẽ trúng mánh, tìm được những món đồ đắt giá. Vừa ngoi lên mặt nước khoe chiếc tô có họa tiết rồng phượng lạ mắt với vẻ mặt hớn hở, anh Bình lại vội vàng ngậm ống hơi, lặn mất tăm dưới dòng nước chảy xiết…
Mỹ Tho, tháng 4/ 2010
L.C.Bình
Theo muctim
Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011
Preah Vihear - ngôi đền ngàn năm tuổi
[Hình ảnh đền Preah Vihear trên tiền giấy Campuchia]
Preah Vihear là một ngôi đền hàng ngàn năm tuổi, thờ thần Shiva của đạo Hindu. Việc tranh chấp đền thờ này đang kéo căng mối quan hệ giữa Thái Lan và Campuchia trong suốt những ngày qua.
Đền Preah Vihear đã được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới, cũng là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Campuchia và Thái Lan. Năm 1962, Tòa án Thế giới ra phán quyết phần thắng thuộc về Campuchia, nhưng đến tận bây giờ, ngôi đền vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa hai nước láng giềng.
Ngôi đền nằm ở phía bắc Phnom Penh, tọa lạc trên đỉnh một vách đá cao 525 mét của núi Dângrêk thuộc tỉnh Preah Vihear của Campuchia, và một phần biên giới tỉnh Si Sa Ket ở đông bắc Thái Lan.
Đền Preah Vihear được xây dựng từ thế kỷ 9, thờ thần Shiva và các thần núi Sikharesvara, Bhadresvara. Tuy nhiên, những phần có niên đại lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay lại thuộc về thời đại Koh Ker đầu thế kỷ 10 khi kinh đô của triều đại Khmer ở gần Angkor.
Ngôi đền thờ cũng mang cả những nét thiết kế kiểu Banteay Srei cuối thế kỷ 10. Phần lớn cấu trúc hiện nay của ngôi đền là được xây dựng dưới triều đại Suryayarman I và Suryayarman II trong nửa đầu thế kỷ 11 và 12.
Những tài liệu, bản khắc, di vật tìm thấy trong đền đã tái hiện chi tiết hình ảnh dưới thời Suryavarman II trong việc thực hiện nghi lễ, tổ chức lễ hội tôn giáo, tặng quà cho cố vấn tinh thần của đức Vua (như voi, bát vàng...).
Kiến trúc phức hợp của ngôi đền chạy theo trục bắc nam dài 800m, và bao gồm một bờ đường đắp cao và những bậc tam cấp dẫn lên điện thờ nằm trên đỉnh khu vực đền thờ phía Nam. Mặc dù cấu trúc này khác với những ngôi đền trên núi khác của Campuchia được tìm thấy ở Angkor, nhưng ngôi đền cũng có cùng mục đích thờ phụng những vị thần ở đỉnh Meru.
Đường lên điện thờ có năm cột lớn (được đánh số thứ tự tính từ bên ngoài ngôi đền, và khách viếng sẽ gặp cột lớn thứ năm trước tiên). Du khách phải bước trên một vài bậc thang trước khi đến được mỗi cột. Mỗi cột có những độ cao khác nhau. Ở vị trí đứng của mỗi cột, khách tham quan đều không thể thấy toàn bộ quang cảnh ngôi đền trừ khi bước vào cổng chính.
Cột thứ năm theo kiểu kiến trúc Koh Ker vẫn giữ lại những vết sơn đỏ từ thời gian trước mặc dù ngói đỏ bây giờ không còn nữa. Cột thứ 4 nằm ở phía sau có từ triều đại Khleang/ Baphuon và là một “kiệt tác của Preah Vihear”. Cột thứ 3 lớn nhất và nằm giữa hai phòng lớn. Muốn đến được đền thờ phải thông qua hai sân liên tiếp nhau.
[Hình ảnh đền Preah Vihear trên tiền giấy Campuchia]
Đền Preah Vihear trong tiếng Thái gọi là Khao Phra Viharn.
Năm 1904, Vương quốc Xiêm (tên gọi chính thức của Thái Lan trước năm 1949) và thực dân Pháp thành lập một ủy ban chung thực hiện công việc phân định ranh giới. Năm 1907, sau khi điều tra nghiên cứu, người Pháp đã đưa ra bản đồ, trong đó thể hiện vị trí chính xác khu vực đền Preah Vihear và vùng lân cận. Căn cứ theo tấm bản đồ này, Preah Vihear nằm bên Campuchia.
Năm 1954, Thái Lan chiếm giữ ngôi đền sau khi quân đội Pháp rút khỏi Campuchia, Campuchia phản đối và yêu cầu Tòa án Thế giới phân xử. Tòa án xem xét vụ việc không chỉ dựa trên những di sản văn hóa, mà còn cân nhắc những biện pháp chuyên môn kỹ thuật phân định ranh giới.Ngày 15-6-1962, tòa ra phán quyết phần thắng thuộc về Campuchia và yêu cầu Thái Lan trả lại mọi di vật (kể cả những bức tượng thờ) đã đưa ra khỏi ngôi đền.
Ngôi đền được mở cửa trở lại cho du khách từ phía Thái Lan vào cuối năm 1998. Campuchia hoàn thành việc xây dựng đường vào đền trên vách đá vào năm 2003.
Trong cuộc họp ngày 7-6-2008 tại Canada, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua đơn của Campuchia đề nghị công nhận đền Preah Vihear vào danh sách di sản thế giới. Chính quyền và nhân dân Campuchia rất vui mừng chào đón sự kiện này.
Thủ tướng Hun Sen phát biểu: “Đây là một vinh dự mới của nhân dân Campuchia cũng như nhân dân trên toàn thế giới, đền Preah Vihear đã được công nhận là đỉnh cao của kiến trúc Khmer và nó là giá trị vĩnh hằng của nhân loại", ông nhấn mạnh: "Đền Preah Vihear là di sản Khmer thứ 3 đã được ghi vào danh sách di sản của nhân loại sau đền Angkor Wat năm 1992 và điệu múa hoàng gia năm 2003".
Từ Thái Lan, du khách có thể đến được ngôi đền thông qua Công viên Quốc gia Prasat Khao Phra Wihan. Campuchia cho phép khách viếng thăm ngôi đền không cần visa. Campuchia áp dụng phí vào cổng cho khách nước ngoài là 5 USD hay 200 đồng baht (vào năm 2006, giảm 50 đồng baht cho du khách đến từ Thái Lan), chỉ cộng thêm 5 đồng baht phí photo hộ chiếu. Thái Lan thì áp dụng mức phí 400 đồng baht để vào cổng Công viên Quốc gia.
Theo dulich.tuoitre.com.vn
Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011
Anh phát hành đồng tiền xu mang hình John Lennon
Đồng tiền xu có mệnh giá 5 bảng mang hình cựu thành viên The Beatles đã quá cố John Lennon đã được phát hành vài tuần sau dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của ông (9/10/1940).
Lennon đã chiến thắng trong cuộc bình chọn của công chúng nhằm tìm ra “Người Anh vĩ đại” kế tiếp được bất tử trên đồng tiền xu do Sở Đúc tiền Hoàng gia tổ chức. Các tên tuổi có trong danh sách còn có Jane Austen và John Logie Baird.
Như vậy giờ đây cựu thành viên Tứ Quái này đã hiện diện cùng những tên tuổi vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh là William Shakespeare, Sir Winston Churchill, Charles Darwin và Florence Nightingale trong serie tiền xu.
(TT&VH)
Lennon đã chiến thắng trong cuộc bình chọn của công chúng nhằm tìm ra “Người Anh vĩ đại” kế tiếp được bất tử trên đồng tiền xu do Sở Đúc tiền Hoàng gia tổ chức. Các tên tuổi có trong danh sách còn có Jane Austen và John Logie Baird.
Như vậy giờ đây cựu thành viên Tứ Quái này đã hiện diện cùng những tên tuổi vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh là William Shakespeare, Sir Winston Churchill, Charles Darwin và Florence Nightingale trong serie tiền xu.
(TT&VH)
Quảng Ninh: Phát hiện bình tiền cổ thời hậu Lê và các nước khác
Ngày 18.2, ông Trần Trong Hà - Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh - cho biết: Thông qua sự giúp đỡ của Phòng Văn hoá TP.Móng Cái và cán bộ chuyên trách của xã Vĩnh Thực, các cán bộ chuyên môn của Bảo tàng QN đã tiếp cận, đưa về một bình gốm cổ, bên trong đựng nhiều đồng tiền của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc - do người dân tên là Vũ Văn Viên phát hiện trước Tết Nguyên đán Tân Mão.
Trong bình gốm đất nung bị đập vỡ - cao khoảng 37cm, rộng 21cm, có miệng rộng 10,5cm - cơ quan bảo tàng đã thu lại được trên 160 đồng tiền xu (số lượng ước tính trên 20kg - chưa tính số đã bị người dân lấy mất trước đó) được xác định là tiền thuộc triều đại thời hậu Lê, gồm: Cảnh Hưng thông bảo, Cảnh Hưng tuyền bảo, Cảnh Hưng cự bảo; tiền Nhật Bản - ở vào TK thứ 17 là Nguyên Phong thông bảo và tiền Trung Quốc - thuộc đời nhà Thanh.
Theo ông Hà, đây là lần đầu tiên Bảo tàng QN phát hiện bộ tiền cổ ở vùng đất Móng Cái (ảnh). Việc phát hiện được bộ tiền cổ này là hết sức có giá trị về lịch sử, văn hoá, do nó đã chứng minh vùng đất Vĩnh Thực nằm trong vùng thương cảng giao lưu buôn bán của người Việt nói chung và có mối liên hệ với thương cảng Vân Đồn (trên thực tế, đảo Vĩnh Thực có cửa Đầu Tán và thương cảng cổ Vân Đồn, Vạn Ninh - Móng Cái).
Cũng từ phát hiện bình tiền cổ trên, xét về khoa học đã xác định chủ nhân của nó là người Việt Nam - thông qua chiếc bình đựng tiền (hoa văn, họa tiết, chất liệu đất nung thuộc thời hậu Lê) và cũng là một thương gia có mối quan hệ buôn bán rộng rãi với người Nhật Bản, Trung Quốc.
(Nguồn: Lao động)
Trong bình gốm đất nung bị đập vỡ - cao khoảng 37cm, rộng 21cm, có miệng rộng 10,5cm - cơ quan bảo tàng đã thu lại được trên 160 đồng tiền xu (số lượng ước tính trên 20kg - chưa tính số đã bị người dân lấy mất trước đó) được xác định là tiền thuộc triều đại thời hậu Lê, gồm: Cảnh Hưng thông bảo, Cảnh Hưng tuyền bảo, Cảnh Hưng cự bảo; tiền Nhật Bản - ở vào TK thứ 17 là Nguyên Phong thông bảo và tiền Trung Quốc - thuộc đời nhà Thanh.
Theo ông Hà, đây là lần đầu tiên Bảo tàng QN phát hiện bộ tiền cổ ở vùng đất Móng Cái (ảnh). Việc phát hiện được bộ tiền cổ này là hết sức có giá trị về lịch sử, văn hoá, do nó đã chứng minh vùng đất Vĩnh Thực nằm trong vùng thương cảng giao lưu buôn bán của người Việt nói chung và có mối liên hệ với thương cảng Vân Đồn (trên thực tế, đảo Vĩnh Thực có cửa Đầu Tán và thương cảng cổ Vân Đồn, Vạn Ninh - Móng Cái).
Cũng từ phát hiện bình tiền cổ trên, xét về khoa học đã xác định chủ nhân của nó là người Việt Nam - thông qua chiếc bình đựng tiền (hoa văn, họa tiết, chất liệu đất nung thuộc thời hậu Lê) và cũng là một thương gia có mối quan hệ buôn bán rộng rãi với người Nhật Bản, Trung Quốc.
(Nguồn: Lao động)
Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011
Ứng dụng chuyển đổi tiền tệ cho SmartPhone & máy tính bảng Android
Mình vừa viết 1 ứng dụng nhỏ chuyển đổi tiền tệ cho SmartPhone & máy tính bảng chạy hệ điều hành Android. Mời mọi người sử dụng thử và cho ý kiến nhé.
Hình 1: Giao diện chính của ứng dụng (Tab thứ 1).
Hình 2: Chọn loại tiền tệ muốn chuyển đổi (Tab thứ 1).
Hình 3: Nhập số tiền cần chuyển đổi, nhấn nút Chuyển đổi (Tab thứ 1).
Hình 4: Danh sách tên gọi, tên viết tắt 94 đơn vị tiền tệ phổ biến trên thế giới (Tab thứ 2).
Hình 5: Giới thiệu về ứng dụng (Tab thứ 3).
Ứng dụng cần kết nối mạng Internet khi sử dụng đề lấy tỷ giá tại thời điểm chuyển đổi. Nhớ kiểm tra kết nối mạng trước khi sử dụng.
Hình 6: Giới thiệu về ứng dụng (Tab thứ 3).
----------------
Lưu ý :
[Hình 7]: Bật wifi hay kết nối 3G/GPRS trước khi sử dụng :)
Tham khảo cách cài đặt 3G cho diện thoại & máy tính bảng Android
http://androidviet.net/forum/threads/306-Cach-cai-dat-3G-cho-dien-thoai-?p=1519
Link download : http://www.mediafire.com/?2m2pixdk6austxs
Hình 1: Giao diện chính của ứng dụng (Tab thứ 1).
Hình 2: Chọn loại tiền tệ muốn chuyển đổi (Tab thứ 1).
Hình 3: Nhập số tiền cần chuyển đổi, nhấn nút Chuyển đổi (Tab thứ 1).
Hình 4: Danh sách tên gọi, tên viết tắt 94 đơn vị tiền tệ phổ biến trên thế giới (Tab thứ 2).
Hình 5: Giới thiệu về ứng dụng (Tab thứ 3).
Ứng dụng cần kết nối mạng Internet khi sử dụng đề lấy tỷ giá tại thời điểm chuyển đổi. Nhớ kiểm tra kết nối mạng trước khi sử dụng.
Hình 6: Giới thiệu về ứng dụng (Tab thứ 3).
----------------
Lưu ý :
[Hình 7]: Bật wifi hay kết nối 3G/GPRS trước khi sử dụng :)
Tham khảo cách cài đặt 3G cho diện thoại & máy tính bảng Android
http://androidviet.net/forum/threads/306-Cach-cai-dat-3G-cho-dien-thoai-?p=1519
Link download : http://www.mediafire.com/?2m2pixdk6austxs
Bác tin đồn phát hành tờ bạc một triệu đồng
Ngân hàng Nhà nước chiều 21/2 bác bỏ tin đồn phát hành đồng tiền mệnh giá một triệu gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.
Theo Ngân hàng Nhà nước, những ngày gần đây, trong nền kinh tế và trên một số diễn đàn mạng xuất hiện tin đồn về khả năng phát hành tiền mệnh giá một triệu đồng thời gian tới.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý tiền tệ khẳng định không hề có chủ trương này và cho rằng đây là tin đồn không căn cứ, với mục đích xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người dân, gây bất ổn thị trường và an toàn kinh tế xã hội.
Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị các đơn vị, cá nhân kịp thời phát hiện và báo cáo cơ quan chức năng để kịp thời xử lý những tạo dựng tin đồn tương tự, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế xã hội.
Đây là lần thứ hai trong vòng hơn một năm qua tin đồn phát hành tiền mệnh giá một triệu đồng xuất hiện. Tháng 12/2009, khi tỷ giá giá vàng biến động mạnh, thị trường cũng rộ lên tin đồn tương tự.
Thị trường ngoại tệ và vàng sôi động trở lại trong hơn một tuần qua, kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng tỷ giá thêm 9,3% và co hẹp biên độ từ 3% xuống 1%. Cuối chiều 21/2, tỷ giá đôla Mỹ trên thị trường tự do giảm mạnh về sát 22.000 đồng so với đỉnh cao gần 22.500 đồng cuối tuần trước. Giới đầu tư rỉ tai nhau Ngân hàng Nhà nước đang bơm mạnh ngoại tệ ra thị trường. Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, Ngân hàng Nhà nước cũng phủ nhận thông tin này.
Nhật Minh(www.vnexpress.net)
Theo Ngân hàng Nhà nước, những ngày gần đây, trong nền kinh tế và trên một số diễn đàn mạng xuất hiện tin đồn về khả năng phát hành tiền mệnh giá một triệu đồng thời gian tới.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý tiền tệ khẳng định không hề có chủ trương này và cho rằng đây là tin đồn không căn cứ, với mục đích xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người dân, gây bất ổn thị trường và an toàn kinh tế xã hội.
Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị các đơn vị, cá nhân kịp thời phát hiện và báo cáo cơ quan chức năng để kịp thời xử lý những tạo dựng tin đồn tương tự, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế xã hội.
Đây là lần thứ hai trong vòng hơn một năm qua tin đồn phát hành tiền mệnh giá một triệu đồng xuất hiện. Tháng 12/2009, khi tỷ giá giá vàng biến động mạnh, thị trường cũng rộ lên tin đồn tương tự.
Thị trường ngoại tệ và vàng sôi động trở lại trong hơn một tuần qua, kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng tỷ giá thêm 9,3% và co hẹp biên độ từ 3% xuống 1%. Cuối chiều 21/2, tỷ giá đôla Mỹ trên thị trường tự do giảm mạnh về sát 22.000 đồng so với đỉnh cao gần 22.500 đồng cuối tuần trước. Giới đầu tư rỉ tai nhau Ngân hàng Nhà nước đang bơm mạnh ngoại tệ ra thị trường. Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, Ngân hàng Nhà nước cũng phủ nhận thông tin này.
Nhật Minh(www.vnexpress.net)
Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011
"Khát" đồng bạc trắng hoa xòe
Không còn giữ vai trò tiền tệ như thời thuộc Pháp nhưng đồng bạc trắng của Pháp, (còn gọi là bạc hoa xoè) ngày nay vẫn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hoá, tâm linh của bà con các dân tộc vùng Tây Bắc.
Không chỉ là tiền tệ
Ký ức của ông Sồng A Mang ở Làng Chêu, Bắc Yên, Sơn La vẫn còn đọng một nỗi buồn không thể xoá nhòa theo năm tháng. Ông kể: “Ngày ấy, nếu nhà có thêm 10 đồng bạc trắng thì tôi đã lấy được người con gái mình yêu ở bên Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La). Nhưng bố mẹ nghèo, còn tôi thì chưa làm gì ra được bạc trắng. Vậy là phải chấp nhận số phận. May mà ngày ấy, có cô gái nghèo cùng bản lại yêu thương, bày cách cho tôi đi bắt cô ấy về làm vợ. Bây giờ hai vợ chồng đã có hơn 10 đứa cháu rồi...”.
Nơi vùng cao này, không chỉ ông Mang có nỗi đau khổ do thiếu bạc hoa xoè mà cả trăm, cả ngàn người khác cũng đau khổ vì nó. Có người mất nhà cửa, ruộng nương, trâu, ngựa; có người mất cả vợ, con hoặc chính bản thân vì vay nợ bạc trắng. Nhiều khi cái nợ ấy lại do từ đời cha, đời ông để lại.
Ông Đinh Xuân Tôn (hơn 80 tuổi), người cán bộ cách mạng nằm vùng một thời ở huyện vùng cao Bắc Yên kể: “Tôi ăn cùng dân, ở cùng dân, vào đồn địch cứu dân, huấn luyện dân quân du kích, xây dựng cơ sở cách mạng, gắn bó với dân mới biết dân mình ngày ấy nghèo đến mức nào. Khi ấy, đồng bạc trắng vẫn đang được lưu hành với tính chất tiền tệ mà cả ngàn hộ dân mấy ai có được bạc trắng đâu. Mỗi khi nhà có ma chay, cưới xin, cúng lễ... là phải đi vay bạc trắng của nhà giàu, thế là thành người ở, con nợ truyền kiếp của người giàu có”.
Cũng bởi nghèo nên cả đời chưa được một lần nắm trong tay đồng bạc hoa xoè (loại bạc 1 đồng do Pháp sản xuất) và một phần tâm tưởng cho rằng “trong bạc có thần” nên bà con các dân tộc vùng cao trân trọng đồng bạc trắng hơn cả giá trị tiền tệ.
Bà Lò Thị Phanh ở xã Chiềng Nơi (Mai Sơn, Sơn La) tâm sự: “Thực ra, người dân tộc vùng cao trước đây làm gì đã có văn hoá mua - bán mà dùng bạc với tính chất tiền tệ. Mọi hàng hoá ngày ấy hầu hết chỉ mang tính chất trao đổi, còn bạc trắng được coi là của quý để biếu, tặng, làm sính lễ, chia của hồi môn, chia phần cho người chết, chế tác ra những đồ dùng quý như trâm cài đầu, cúc bướm...”. Đồng bạc hoa xoè kỵ gió độc còn được dùng làm vật phòng thân. Vì thế, ai cũng muốn có được trong tay những đồng bạc trắng. Người giàu có thì dùng làm trang sức, khoe ra ngoài để tạo thế lực cho mình. Người nghèo thì kiếm lấy một vài đồng, cất kỹ để phòng khi cần dùng đến. Còn những gia đình quá nghèo thì cả đời chỉ được nhìn thấy, nghe thấy chứ đâu được làm chủ đồng bạc hoa xoè lấy một ngày!
Thiếu nữ Thái duyên dáng cùng những trang sức từ bạc trắng
Sau khi Nhà nước Việt Nam phát hành tiền tệ mới thay thế đồng tiền của Pháp thì bạc hoa xoè vẫn được lưu thông mạnh giữa vùng cao Tây Bắc và Lào, Thái Lan, Trung Quốc với tính chất là hàng hoá đặc biệt. Ông Nguyễn Văn Tú, lái xe tải thuộc Đoàn 3 - đơn vị chuyên quá cảnh sang Lào kể: “Thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước, muốn mua được dép tông, áo thun, đèn pin... của Lào với giá rẻ thì chỉ có cách mang bạc trắng từ Việt Nam sang đổi hàng với người Lào. Nếu mua thẳng bằng tiền Việt hoặc tiền kíp thì đắt gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với đổi bạc trắng”. Khi ấy, mua bạc trắng ở Việt Nam rất dễ, nhất là tại vùng Sơn La, Điện Biên. Cứ vào nhà nào ven phố hỏi bạc thì hầu như ai cũng có. Hầu hết những đứa trẻ người dân tộc ngày ấy đều đeo bạc trắng trên cổ, còn các cô gái thì đeo bạc đầy người: Đính trên khăn piêu, vòng tay, vòng cổ, cúc bướm, dây lưng...
Sau một hồi lục tìm dưới đáy chiếc hòm gỗ, chị Lò Thị Len ở xã Phiêng Pằn, Mai Sơn cũng tìm ra được 3 đồng bạc trắng loại 1 hào đã xỉn màu, có niên hạn từ 1905 và 1907. Chị bảo: “Khi mình đi lấy chồng, nhà nghèo lắm nên bố mẹ chỉ cho được 3 đồng này thôi. Nhiều lần mình định đem đi làm cái trâm hay vòng tay nhưng nghĩ lại, phải để làm hồi môn cho con gái hoặc lo việc lớn sau này...”.
Theo bố chồng chị Len, với phong tục người Thái, Sinh Mun, Khơ Mú... người chết sẽ được chia một số của theo mộ, trong đó có bạc trắng. Ngoài ra, còn cần 2 đồng bạc trắng để kê bờ vai người chết khi đặt trong áo quan. Có như vậy thì cái hồn mới vui vẻ ra đi, không làm hại người sống. Ngày nay, dù đã dùng cả tiền giấy thật và vàng mã nhưng nếu thiếu 2 đồng bạc kê vai thì người thân vẫn cảm thấy như chưa hoàn thành nhiệm vụ với người đã khuất.
Tìm đâu ra bạc hoa xoè chính hiệu?
Chính bởi đồng bạc hoa xoè đã đi vào đời sống văn hoá của bà con các dân tộc vùng cao nên nhu cầu bạc trắng hiện nay ở vùng Tây Bắc vẫn ngày một tăng mạnh. Bên cửa hàng vàng bạc Trường Ký, thành phố Sơn La, chị Lù Thị Thanh đang loay hoay với 2 đồng bạc trắng mà chủ tiệm vừa cho xem: “Mình đi tìm mua bạc trắng về để cho con trai lấy vợ. Ngày xưa, bố mẹ mình nghèo, không lo nổi đồng bạc cho con. Giờ no đủ rồi, phải cố lo cho đủ lễ theo phong tục của ông bà mình chứ. Nhưng nhiều người cứ bảo bây giờ toàn bạc giả, chả biết chọn thế nào”.
Trở lại với ông Tú - lái xe kiêm buôn bạc nổi tiếng ở đất Sơn La mấy chục năm trước - để nhờ ông kiếm cho mấy đồng bạc hoa xoè chính hiệu, ông trợn mắt nhìn tôi, bảo: “Chú kiếm bạc nếu chỉ để dùng trị cảm gió thì cũng được nhưng phải cho tôi thời gian mới kiếm được bạc xịn. Còn nếu đi buôn bạc thì đừng. 20 năm trước, ai dám bảo thằng buôn bạc như tôi nay lại vất vả thế này. Những tay cùng buôn bạc ngày ấy, nếu không chuyển nghề sớm thì đến nay cũng vất vả như tôi thôi. Nghề buôn bạc trắng cũng bạc lắm”.
Từ đồng bạc trắng, nhiều đồ trang sức cho bà con được chế tác
Cũng theo ông Tú, trên “vựa bạc” Tây Bắc bây giờ, kiếm đồng bạc trắng xịn - loại do người Pháp đúc từ những năm 1930 trở về trước - còn khó hơn cả mua kim cương hay vàng khối, bạch kim. Thậm chí, có những đồng bạc còn đắt hơn vàng nhiều lần do tính chất “hàng độc” đối với dân chơi bạc hoa xoè. Tìm được đồng bạc thời xưa rất khó, hầu hết là bạc dân ta mới đúc để đáp ứng nhu cầu sử dụng theo tập tục của các dân tộc vùng cao. “Sành bạc như tôi mà chủ quan thì cũng dễ mắc phải bạc giả” - ông Tú khẳng định.
Nói rồi, ông lục tủ lấy ra một đồng bạc hoa xoè niên hạn 1905 có màu vàng óng pha chút đen xỉn như màu chì, một bên mép còn mảnh giấy vuông ghi giá 400.000 đồng: “Năm ngoái, tôi mua được ở hiệu vàng Ký Đúc (thành phố Sơn La) đấy. Màu vàng và đen này là do hôm trước đánh cảm gió cho bà ấy chưa kịp lau đi. Chỉ quệt vào quần là sạch thôi mà, đừng đánh cát, đánh gio mà nó nhanh mòn. Đã là bạc xịn, không biết thử bằng cách thổi hơi hay nghe âm thanh thì cứ mang ra đánh cảm là rõ nhất. Bạc nhiễm màu đỏ là cảm nắng, màu đen là cảm gió, đánh xong nhẹ người ngay. Cho chú xem để biết chứ không bán được. Khi nào thấy bạc xịn, tôi sẽ mua cho chú sau”./.
Kiều Thiện (Báo TNVN)
Không chỉ là tiền tệ
Ký ức của ông Sồng A Mang ở Làng Chêu, Bắc Yên, Sơn La vẫn còn đọng một nỗi buồn không thể xoá nhòa theo năm tháng. Ông kể: “Ngày ấy, nếu nhà có thêm 10 đồng bạc trắng thì tôi đã lấy được người con gái mình yêu ở bên Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La). Nhưng bố mẹ nghèo, còn tôi thì chưa làm gì ra được bạc trắng. Vậy là phải chấp nhận số phận. May mà ngày ấy, có cô gái nghèo cùng bản lại yêu thương, bày cách cho tôi đi bắt cô ấy về làm vợ. Bây giờ hai vợ chồng đã có hơn 10 đứa cháu rồi...”.
Nơi vùng cao này, không chỉ ông Mang có nỗi đau khổ do thiếu bạc hoa xoè mà cả trăm, cả ngàn người khác cũng đau khổ vì nó. Có người mất nhà cửa, ruộng nương, trâu, ngựa; có người mất cả vợ, con hoặc chính bản thân vì vay nợ bạc trắng. Nhiều khi cái nợ ấy lại do từ đời cha, đời ông để lại.
Ông Đinh Xuân Tôn (hơn 80 tuổi), người cán bộ cách mạng nằm vùng một thời ở huyện vùng cao Bắc Yên kể: “Tôi ăn cùng dân, ở cùng dân, vào đồn địch cứu dân, huấn luyện dân quân du kích, xây dựng cơ sở cách mạng, gắn bó với dân mới biết dân mình ngày ấy nghèo đến mức nào. Khi ấy, đồng bạc trắng vẫn đang được lưu hành với tính chất tiền tệ mà cả ngàn hộ dân mấy ai có được bạc trắng đâu. Mỗi khi nhà có ma chay, cưới xin, cúng lễ... là phải đi vay bạc trắng của nhà giàu, thế là thành người ở, con nợ truyền kiếp của người giàu có”.
Cũng bởi nghèo nên cả đời chưa được một lần nắm trong tay đồng bạc hoa xoè (loại bạc 1 đồng do Pháp sản xuất) và một phần tâm tưởng cho rằng “trong bạc có thần” nên bà con các dân tộc vùng cao trân trọng đồng bạc trắng hơn cả giá trị tiền tệ.
Bà Lò Thị Phanh ở xã Chiềng Nơi (Mai Sơn, Sơn La) tâm sự: “Thực ra, người dân tộc vùng cao trước đây làm gì đã có văn hoá mua - bán mà dùng bạc với tính chất tiền tệ. Mọi hàng hoá ngày ấy hầu hết chỉ mang tính chất trao đổi, còn bạc trắng được coi là của quý để biếu, tặng, làm sính lễ, chia của hồi môn, chia phần cho người chết, chế tác ra những đồ dùng quý như trâm cài đầu, cúc bướm...”. Đồng bạc hoa xoè kỵ gió độc còn được dùng làm vật phòng thân. Vì thế, ai cũng muốn có được trong tay những đồng bạc trắng. Người giàu có thì dùng làm trang sức, khoe ra ngoài để tạo thế lực cho mình. Người nghèo thì kiếm lấy một vài đồng, cất kỹ để phòng khi cần dùng đến. Còn những gia đình quá nghèo thì cả đời chỉ được nhìn thấy, nghe thấy chứ đâu được làm chủ đồng bạc hoa xoè lấy một ngày!
Thiếu nữ Thái duyên dáng cùng những trang sức từ bạc trắng
Sau khi Nhà nước Việt Nam phát hành tiền tệ mới thay thế đồng tiền của Pháp thì bạc hoa xoè vẫn được lưu thông mạnh giữa vùng cao Tây Bắc và Lào, Thái Lan, Trung Quốc với tính chất là hàng hoá đặc biệt. Ông Nguyễn Văn Tú, lái xe tải thuộc Đoàn 3 - đơn vị chuyên quá cảnh sang Lào kể: “Thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước, muốn mua được dép tông, áo thun, đèn pin... của Lào với giá rẻ thì chỉ có cách mang bạc trắng từ Việt Nam sang đổi hàng với người Lào. Nếu mua thẳng bằng tiền Việt hoặc tiền kíp thì đắt gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với đổi bạc trắng”. Khi ấy, mua bạc trắng ở Việt Nam rất dễ, nhất là tại vùng Sơn La, Điện Biên. Cứ vào nhà nào ven phố hỏi bạc thì hầu như ai cũng có. Hầu hết những đứa trẻ người dân tộc ngày ấy đều đeo bạc trắng trên cổ, còn các cô gái thì đeo bạc đầy người: Đính trên khăn piêu, vòng tay, vòng cổ, cúc bướm, dây lưng...
Sau một hồi lục tìm dưới đáy chiếc hòm gỗ, chị Lò Thị Len ở xã Phiêng Pằn, Mai Sơn cũng tìm ra được 3 đồng bạc trắng loại 1 hào đã xỉn màu, có niên hạn từ 1905 và 1907. Chị bảo: “Khi mình đi lấy chồng, nhà nghèo lắm nên bố mẹ chỉ cho được 3 đồng này thôi. Nhiều lần mình định đem đi làm cái trâm hay vòng tay nhưng nghĩ lại, phải để làm hồi môn cho con gái hoặc lo việc lớn sau này...”.
Theo bố chồng chị Len, với phong tục người Thái, Sinh Mun, Khơ Mú... người chết sẽ được chia một số của theo mộ, trong đó có bạc trắng. Ngoài ra, còn cần 2 đồng bạc trắng để kê bờ vai người chết khi đặt trong áo quan. Có như vậy thì cái hồn mới vui vẻ ra đi, không làm hại người sống. Ngày nay, dù đã dùng cả tiền giấy thật và vàng mã nhưng nếu thiếu 2 đồng bạc kê vai thì người thân vẫn cảm thấy như chưa hoàn thành nhiệm vụ với người đã khuất.
Tìm đâu ra bạc hoa xoè chính hiệu?
Chính bởi đồng bạc hoa xoè đã đi vào đời sống văn hoá của bà con các dân tộc vùng cao nên nhu cầu bạc trắng hiện nay ở vùng Tây Bắc vẫn ngày một tăng mạnh. Bên cửa hàng vàng bạc Trường Ký, thành phố Sơn La, chị Lù Thị Thanh đang loay hoay với 2 đồng bạc trắng mà chủ tiệm vừa cho xem: “Mình đi tìm mua bạc trắng về để cho con trai lấy vợ. Ngày xưa, bố mẹ mình nghèo, không lo nổi đồng bạc cho con. Giờ no đủ rồi, phải cố lo cho đủ lễ theo phong tục của ông bà mình chứ. Nhưng nhiều người cứ bảo bây giờ toàn bạc giả, chả biết chọn thế nào”.
Trở lại với ông Tú - lái xe kiêm buôn bạc nổi tiếng ở đất Sơn La mấy chục năm trước - để nhờ ông kiếm cho mấy đồng bạc hoa xoè chính hiệu, ông trợn mắt nhìn tôi, bảo: “Chú kiếm bạc nếu chỉ để dùng trị cảm gió thì cũng được nhưng phải cho tôi thời gian mới kiếm được bạc xịn. Còn nếu đi buôn bạc thì đừng. 20 năm trước, ai dám bảo thằng buôn bạc như tôi nay lại vất vả thế này. Những tay cùng buôn bạc ngày ấy, nếu không chuyển nghề sớm thì đến nay cũng vất vả như tôi thôi. Nghề buôn bạc trắng cũng bạc lắm”.
Từ đồng bạc trắng, nhiều đồ trang sức cho bà con được chế tác
Cũng theo ông Tú, trên “vựa bạc” Tây Bắc bây giờ, kiếm đồng bạc trắng xịn - loại do người Pháp đúc từ những năm 1930 trở về trước - còn khó hơn cả mua kim cương hay vàng khối, bạch kim. Thậm chí, có những đồng bạc còn đắt hơn vàng nhiều lần do tính chất “hàng độc” đối với dân chơi bạc hoa xoè. Tìm được đồng bạc thời xưa rất khó, hầu hết là bạc dân ta mới đúc để đáp ứng nhu cầu sử dụng theo tập tục của các dân tộc vùng cao. “Sành bạc như tôi mà chủ quan thì cũng dễ mắc phải bạc giả” - ông Tú khẳng định.
Nói rồi, ông lục tủ lấy ra một đồng bạc hoa xoè niên hạn 1905 có màu vàng óng pha chút đen xỉn như màu chì, một bên mép còn mảnh giấy vuông ghi giá 400.000 đồng: “Năm ngoái, tôi mua được ở hiệu vàng Ký Đúc (thành phố Sơn La) đấy. Màu vàng và đen này là do hôm trước đánh cảm gió cho bà ấy chưa kịp lau đi. Chỉ quệt vào quần là sạch thôi mà, đừng đánh cát, đánh gio mà nó nhanh mòn. Đã là bạc xịn, không biết thử bằng cách thổi hơi hay nghe âm thanh thì cứ mang ra đánh cảm là rõ nhất. Bạc nhiễm màu đỏ là cảm nắng, màu đen là cảm gió, đánh xong nhẹ người ngay. Cho chú xem để biết chứ không bán được. Khi nào thấy bạc xịn, tôi sẽ mua cho chú sau”./.
Kiều Thiện (Báo TNVN)
San Marino phát hành xu 2 Euro kỷ niệm năm 2010 & 2011
"2010: Kỷ niệm 500 năm ngày mất của Sandro Botticelli"
[Hình ảnh trên xu 2 Euro SanMarino 2010 là một phần bức tranh La Primavera - Sandro Botticelli]
Alessandro di Mariano di Vanni Filipepi, hay Sandro Botticelli or Il Botticello hoặc ngắn gọn là Botticelli, là một họa sỹ người Ý nổi tiếng thời kỳ tiền Phục Hưng.
Botticelli sinh tại Florence, không rõ năm sinh. Lúc 14, 15 tuổi, ông học nghề kim hoàn, nhưng sau đó lại theo Filippo Lippi học vẽ. Đến năm 1465, ông bắt đầu sáng tác bức tranh đầu tiên. Botticelli vẽ tôn giáo, nhưng cũng vẽ rất nhiều tranh về thần thoại. Mặc dù về tuổi tác, Botticelli và Leonardo da Vinci ngang bằng nhau, nhưng do phong cách khác, Botticelli được xếp vào tiền Phục Hưng, còn Leonardo da Vinci được xếp là họa sĩ Phục Hưng. Tranh của Botticelli qua 500 năm vẫn được công chúng hâm mộ và các họa sĩ học hỏi. Ông mất ngày 15/10/1510.
"2011: Kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Giorgio Vasari"
[Hình ảnh trên xu 2 Euro SanMarino 2011 là một phần bức tranh Giuditta decapita Oloferne - Giorgio Vasari]
Giorgio Vasari: 1511 - 74), nhà lịch sử mĩ thuật, kiến trúc sư, hoạ sĩ người Ý, chịu ảnh hưởng của B. Michelangelo & A. del Sarto. Được coi là người mở đầu khoa lịch sử mĩ thuật, nhờ quyển sách quan trọng: "Cuộc đời của các hoạ sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư danh tiếng" (Roma, 1550). Sách viết về các nghệ sĩ Italia bắt đầu từ Cimabue (1240 - 1302) cho tới những người đương thời với ông ở thế kỉ 16; gồm tiểu sử, phân loại tác phẩm, và những nhận định lý luận về hội hoạ với tinh thần & lối hành văn độc đáo. Lâu đài Uffizi ở Florence và nhà thờ ở Cortona là những tác phẩm kiến trúc tiêu biểu của ông.
(Theo wikipedia)
Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011
Alexander Graham Bell (1847-1922) - Nhà phát minh điện thoại
Giờ đây, khi hầu hết mọi người đều có thể sắm riêng cho mình một cái điện thoại di động và nhà nào cũng có một điện thoại cố định thì việc biết đến người đã phát minh ra nó không phải ai cũng tường tận. Đó chính là Alexander Graham Bell, ông tổ của chiếc điện thoại ngày nay.
Chân dung của Alexander Graham Bell năm 1910
Alexander Graham Bell (3 tháng 3 1847 – 2 tháng 8 1922) là nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotland. Sinh ra và trưởng thành ở Edinburgh, Scotland, ông đã di cư đến Canada năm 1870 và sau đó đến Hoa Kỳ năm 1871, trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1882 .
[Hình ảnh & các phát minh tiêu biểu của Bell trên tiền kỷ niệm Scotland]
Mặc dù việc phát minh ra điện thoại đã giúp Bell trở thành triệu phú nhưng ông vẫn không ngừng việc nghiên cứu cuả mình. Ông còn phát minh thành công máy dò kim loại. Thiết bị này đã ngay lập tức được sử dụng cùng các thiết bị khác trong việc tìm viên đạn trên người Tổng thống Hoa Kỳ James Garfield. Niềm hứng thú của ông luôn luôn thay đổi. Ông qua đời tại Hoa Kỳ ngày 2 tháng 8 năm 1922.
(Tổng hợp wikipedia)
Chân dung của Alexander Graham Bell năm 1910
Alexander Graham Bell (3 tháng 3 1847 – 2 tháng 8 1922) là nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotland. Sinh ra và trưởng thành ở Edinburgh, Scotland, ông đã di cư đến Canada năm 1870 và sau đó đến Hoa Kỳ năm 1871, trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1882 .
[Hình ảnh & các phát minh tiêu biểu của Bell trên tiền kỷ niệm Scotland]
Mặc dù việc phát minh ra điện thoại đã giúp Bell trở thành triệu phú nhưng ông vẫn không ngừng việc nghiên cứu cuả mình. Ông còn phát minh thành công máy dò kim loại. Thiết bị này đã ngay lập tức được sử dụng cùng các thiết bị khác trong việc tìm viên đạn trên người Tổng thống Hoa Kỳ James Garfield. Niềm hứng thú của ông luôn luôn thay đổi. Ông qua đời tại Hoa Kỳ ngày 2 tháng 8 năm 1922.
(Tổng hợp wikipedia)
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
Đảo quốc Nauru
[Bản đồ, quốc kỳ, quốc huy đảo quốc Nauru]
Nauru, tên chính thức là Cộng hoà Nauru trước đây có tên Đảo Pleasant, là một quốc đảo thuộc Micronesia nằm ở Nam Thái Bình Dương. Nơi gần nhất với nước này là Đảo Banaba thuộc Kiribati, khoảng 300 km về phía đông. Nauru là quốc đảo nhỏ nhất thế giới với diện tích 21 kilômét vuông.
[Xu bạc kỷ niệm của đảo quốc Nauru]
Hòn đảo là nơi định cư của người Micronesia và Polynesia, và vào cuối thế kỷ 19 Nauru bị sát nhập làm một phần thuộc địa của Đế chế Đức. Sau Thế chiến thứ nhất, Nauru trở thành lãnh thổ uỷ trị bởi Australia, New Zealand, và Vương quốc Anh. Trong suốt Thế chiến II, Nauru bị chiếm đóng bởi người Nhật và sau đó là lực lượng Đồng Minh trong khi tiến qua Thái Bình Dương, và sau khi chiến tranh kết thúc, nước này lại trở về tình trạng uỷ trị. Nauru tuyên bố độc lập vào năm 1968.
(wikipedia)
Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011
Vệ tinh nhân tạo : Kỷ nguyên không gian mới
[Hình ảnh vệ tinh quan sát trái đất RADARSAT trên tiền giấy Canada]
Cách đây hơn 50 năm, vào ngày 4/10/1957, kỷ nguyên không gian bắt đầu khi các nhà khoa học Nga (Liên Xô cũ) đã vượt mặt người Mỹ, phóng Sputnik - vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người vào vũ trụ. Việc phóng vệ tinh này đã khởi đầu có các phát triển mới về chính trị, quân sự, công nghệ và khoa học kỹ thuật. Sputnik đã đánh dấu một kỷ nguyên không gian mới và cuộc chạy đua không gian giữa Mỹ và Nga.
Các cuộc phóng vệ tinh Sputnik thành công của Nga đã trở thành nguyên nhân trực tiếp cho việc thành lập Cơ quan Quản lý Hàng không và Không gian Mỹ (National Aeronautics and Space Administration - NASA).
Tháng 7/1958, Quốc hội Mỹ đã thông qua kế hoạch Hành động Không gian và Vũ trũ Quốc gia (National Aeronautics and Space Act - thường gọi là "Space Act"). NASA thành lập vào 1/10/1958
Có vệ tinh là có thể phát triển rất nhiều các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ninh quốc phòng,... Đặc biệt cung cấp đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được.
(Tổng hợp wikipedia)
Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011
Danh nhân đoạt giải Nobel trên tiền giấy
Giải thưởng Nobel, hay giải Nobel, là một giải thưởng quốc tế được tổ chức hằng năm kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học và hoà bình; đặc biệt là giải hoà bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân. Vào năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào một giải về lĩnh vực khoa học kinh tế để tưởng nhớ nhà khoa học Alfred Nobel, người đã sáng lập ra giải Nobel. Kết quả đoạt giải được công bố hằng năm vào tháng 10 và được trao (bao gồm tiền thưởng, một huy chương vàng và một giấy chứng nhận) vào ngày 10 tháng 12, ngày kỷ niệm ngày mất của Nobel. Giải Nobel được thừa nhận rộng rãi như là giải thưởng danh giá nhất một người có thể nhận được trong lĩnh vực được trao.
Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất phải được trao một lần cho mỗi 5 năm. Một giải khi đã trao thì không bao giờ bị tước. Giải Nobel được trao cho tối đa 3 người mỗi năm.
Selma Lagerlof - Nobel Văn Học 1909 (Banknote Sweden)
Spain's Jose Echegaray - Nobel Văn Học 1904 (Banknote Spain)
France's Marie And Pierre Curie (Nobel Vật Lý 1903) (Banknote France)
Albert Einstein - Nobel Vật Lý 1921 (Banknote Israel)
Austria's Erwin Schrodinger - Nobel Vật Lý 1933 (Banknote Austria)
Gabriela Mistral - Nobel Văn Học 1945 (Banknote Chile)
Yugoslavia's Ivo Andric - Nobel Văn Học 1961 (Banknote Yugoslavia)
Niels Bohr - Nobel Vật Lý 1922 (Banknote Denmark)
Shmuel Yosef Agnon - Nobel Văn Học 1966 (Banknote Israel)
Egas Moniz - Nobel Y Học 1949 (Banknote Portugal)
Winston Churchill - Nobel Văn Học 1953 (Banknote Gibraltar)
Maria Sklodowska-Curie 2 lần đoạt giải Nobel Vật Lý 1903 và Hóa học 1911 (Banknote Poland)
Guglielmo Marconi - Nobel Vật Lý 1909 (Banknote Italy)
Howard Florey - Nobel Y Học 1945 (Banknote Australia)
Sir Arthur Lewis - Nobel Kinh Tế 1979 (Banknote Antigua)
Fridtjof Nansen - Nobel Hòa Bình 1922 (Banknote Norway)
Julius Wagner-Jauregg - Nobel Y Học 1927 (Banknote Austria)
Bertha von Suttner - Nobel Hòa Bình 1905 (Banknote Austria)
William Butler Yeats (Nobel Văn Học 1923)
Santiago Ramon y Cajal - Nobel Y Học 1906 (Banknote Spain)
Bjornstjerne Bjornson - Nobel Văn Học 1903 (Banknote Norway)
Juan Ramon Jimenez - Nobel Văn Học 1956 (Banknote Spain)
(http://www.3833.com) + (http://vi.wikipedia.org/wiki)
Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất phải được trao một lần cho mỗi 5 năm. Một giải khi đã trao thì không bao giờ bị tước. Giải Nobel được trao cho tối đa 3 người mỗi năm.
Selma Lagerlof - Nobel Văn Học 1909 (Banknote Sweden)
Spain's Jose Echegaray - Nobel Văn Học 1904 (Banknote Spain)
France's Marie And Pierre Curie (Nobel Vật Lý 1903) (Banknote France)
Albert Einstein - Nobel Vật Lý 1921 (Banknote Israel)
Austria's Erwin Schrodinger - Nobel Vật Lý 1933 (Banknote Austria)
Gabriela Mistral - Nobel Văn Học 1945 (Banknote Chile)
Yugoslavia's Ivo Andric - Nobel Văn Học 1961 (Banknote Yugoslavia)
Niels Bohr - Nobel Vật Lý 1922 (Banknote Denmark)
Shmuel Yosef Agnon - Nobel Văn Học 1966 (Banknote Israel)
Egas Moniz - Nobel Y Học 1949 (Banknote Portugal)
Winston Churchill - Nobel Văn Học 1953 (Banknote Gibraltar)
Maria Sklodowska-Curie 2 lần đoạt giải Nobel Vật Lý 1903 và Hóa học 1911 (Banknote Poland)
Guglielmo Marconi - Nobel Vật Lý 1909 (Banknote Italy)
Howard Florey - Nobel Y Học 1945 (Banknote Australia)
Sir Arthur Lewis - Nobel Kinh Tế 1979 (Banknote Antigua)
Fridtjof Nansen - Nobel Hòa Bình 1922 (Banknote Norway)
Julius Wagner-Jauregg - Nobel Y Học 1927 (Banknote Austria)
Bertha von Suttner - Nobel Hòa Bình 1905 (Banknote Austria)
William Butler Yeats (Nobel Văn Học 1923)
Santiago Ramon y Cajal - Nobel Y Học 1906 (Banknote Spain)
Bjornstjerne Bjornson - Nobel Văn Học 1903 (Banknote Norway)
Juan Ramon Jimenez - Nobel Văn Học 1956 (Banknote Spain)
(http://www.3833.com) + (http://vi.wikipedia.org/wiki)