Ebooks tham khảo sưu tập tiền

Nơi download sách điện tử tham khảo về sưu tập tiền các loại.

Thiên nhiên kỳ diệu trên tiền

Thiên nhiên luôn đem lại cho chúng ta những điều kỳ diệu. Hãy khám phá vẻ đẹp thế giới hoang dã trên bộ sưu tập tiền thế giới.

Giới thiệu đôi nét về tiền xu 2 Euro kỷ niệm của Đức

Từ năm 2006, mỗi năm sẽ có 1 đồng 2 euro mới với biểu tượng của 1 Bang Đức được phát hành, chủ đề trên tiền là kiến trúc các giáo đường,lâu đài nổi tiếng tại nước Đức.

Phong thủy các loại tiền

Bạn đã nghe về phong thủy của nhà ở, văn phòng làm việc... Nhưng bạn đã bao giờ nghe nói tiền cũng có phong thủy hay chưa?

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Giới thiệu Danh mục Tiền Việt Nam

Từ năm 1996, việc đi tìm lời giải cho việc xây dựng các hệ thống tiền Việt Nam trong lịch sử bắt đầu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xúc tiến bằng việc khởi đầu một Hội thảo chuyên đề văn hóa tiền tệ- đi tìm điểm khởi đầu của đồng tiền Việt Nam. Với nội dung “Tiền Việt Nam qua các triều đại”. Hội thảo đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Ngành, cùng giới sưu tầm tiền trên khắp cả nước.



Lúc đó, với ảnh hưởng to lớn của chuyên đề nghiên cứu tiền tệ đầu tiên- cuốn “Tiền cổ Việt Nam” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1992, cùng với sự có mặt của tác giả cuốn sách- Giáo sư sử học Đỗ Văn Ninh đã là nguồn động viên và cổ vũ to lớn cho việc xúc tiến một chương trình nghiên cứu tiền Việt Nam kéo dài trong nhiều năm qua. Tại Hội thảo đầu tiên này, mặc dù các báo cáo nghiên cứu khoa học chưa có nhiều chứng cứ để phác thảo một cách đầy đủ nhất phân khúc tiền tệ phong kiến Việt Nam, nhưng từ đây, căn cứ của một Danh mục tiền Việt Nam đã được nhen nhóm hình thành. Tuy nhiên, việc định ra điểm khởi đầu của đồng tiền Việt Nam vẫn còn phải đặt ra để tiếp tục xem xét thêm.

Tiếp đó, năm 2003, Hội thảo “Đồng tiền Việt Nam- các giá trị lịch sử và kinh tế- xã hội”, với nhiều nhân tố mới trong học thuật và thời gian đủ chín để định hình một diện mạo chung. Với chất lượng của nhiều báo cáo khoa học đã cho thấy, một Danh mục tiền Việt Nam đã có cơ sở để hình thành.

Kể từ đó, việc nghiên cứu văn hóa tiền tệ trong ngành Ngân hàng đã có một bước tiến đáng kể. Cuốn sách “Tiền Việt Nam” của các tác giả thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xuất bản vào đúng dịp chuẩn bị kỷ niệm 60 năm thành lập Ngành (1951-2011) chính là kết quả của việc xây dựng và hoàn chỉnh Danh mục tiền Việt Nam dựa trên việc chỉnh lý Dự án nghiên cứu khoa học cấp Ngành “Các hệ thống tiền Việt Nam trong lịch sử”, đã được Hội đồng khoa học ngành Ngân hàng nghiệm thu vào năm 2007. Trên cơ sở Danh mục tiền Việt Nam này, các tác giả đang tiếp tục nghiên cứu để trong một thời gian sớm nhất có thể trình Thống đốc công nhận như một danh mục chuẩn trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học và xây dựng Bảo tàng Tiền Việt Nam sau này.

Đây có thể xem là lần đầu tiên, một Danh mục tiền Việt Nam được nghiên cứu và giới thiệu, đáp ứng việc hình dung tổng quan tiền tệ Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay. Danh mục Tiền Việt Nam có các phần chú dẫn chi tiết về danh tính loại tiền, lịch đại, cùng nhiều đặc điểm nhận dạng chi tiết. Cuốn sách không những giúp cơ quan quản lý tiền tệ như ngân hàng có cơ sở công bố một Danh mục Tiền Việt Nam hoàn chỉnh, mà còn giúp ích cho đông đảo người yêu thích văn hóa tiền tệ có thể tìm hiểu lịch sử tiền tệ Việt Nam và tự thực hiện việc xây dựng sưu tập riêng cho mình.
(Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Bóc trần’ đồng USD dởm

Trên thị trường mới xuất hiện loại 100 USD giả mới, rất khó phân biệt với tiền thật. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn có thể giúp người tiêu dùng “bóc trần” loại tiền dởm này.

Loại tiền giả này có đặc điểm nhận biết như sau: Chữ cái kiểm tra và số bản in mặt trước: A109 (nằm ở phía dưới, bên phải chân dung Tổng thống Mỹ Franklin); Số bản in mặt sau: 13 (nằm ở góc dưới bên phải mặt sau tờ bạc); Chữ cái và số đặc trưng của ngân hàng phát hành: E3 (nằm ở phía dưới dãy số bên trái).

Tiền thật (ảnh trên), tiền giả (ảnh dưới).

Theo quy định của Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System) của Mỹ, đối với các loại giấy USD, chữ cái và số đặc trưng cho ngân hàng phát hành in E3 như ở tờ giấy bạc này là sai. Ở tiền thật, nếu do Ngân hàng Dự trữ bang Richmond phát hành thì chữ cái và số đặc trưng cho ngân hàng này phải là E5. Nếu có số 3 thì phải đi cùng với chữ C là chữ cái và số đặc trưng của Ngân hàng Dự trữ bang Philadelphia C3. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt tiền USD thật - giả.

Ngoài ra, loại tiền giả này còn một số đặc điểm nhận biết khác với tiền thật như sau: Chữ "DOLLARS" trong chữ "ONE HUNDRED DOLLARS" viết sai thành "DOLLORS". Dòng chữ "THIS NOTE IS LEGAL TENDER FOR ALL DEBTS PUBLIC AND PRIVATE" ở dưới con dấu Hệ thống Dự trữ Liên bang được thay thế bằng dòng chữ "SEPARATE THANK TO THE AMERICAN BANK FOR IDEA OF DESIGN".

Dòng chữ siêu nhỏ "The United States of America" trên cổ áo Tổng thống và các dòng chữ "100 USD 100 USD..." trong nền con số mệnh giá 100 lớn ở góc dưới bên trái mặt trước tờ tiền gần như không đọc được; Các chi tiết được in Intaglio ở tiền thật thì ở đây bị in bằng phương pháp in offset; Mực đổi màu không được sử dụng để in con số mệnh giá lớn "100" ở góc dưới bên phải mặt trước tờ tiền giả nên màu không đổi từ đen sang xanh ôliu và ngược lại khi quan sát ở các góc độ khác nhau; Dây bảo hiểm và các sợi tơ bảo hiểm xanh đỏ được in ở mặt trước tờ tiền không phát quang dưới tia đèn cực tím.

Những chi tiết để nhận biết tiền giả.

Đây là một dạng tiền giả tuy có nhiều chi tiết in sai. Song nếu không quan sát kỹ và không có hiểu biết về tiền USD thì rất dễ nhầm.

(Theo Công An Nhân Dân)

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Công quốc Hutt River



[Bản đồ, quốc kỳ, quốc huy Hutt River Province]

Công quốc Hutt River (trước đây là tỉnh Hutt River) được Leonard Casley sáng lập năm 1970. Chỉ có một số ít các tiểu quốc gia từng thành công trong việc nhận được sự công nhận từ những quốc gia lớn hơn mà từ đó chúng đã tách ra, ngoại trừ một trường hợp khá nổi tiếng của Quận Hutt River Australia. Lịch sử của quốc gia này bắt đầu từ năm 1970, khi Leonard Casley, một nông dân ở ngoài vi thành phố Perth, xảy ra tranh chấp với những quan chức địa phương về hạn ngạch lúa mì. Khi không có thỏa hiệp hợp lý nào có thể đạt được, Casley đã tận dụng một lỗ hổng trong luật pháp của Vương quốc Anh và tuyên bố rằng ông và gần 75 km2 của mình ly khai ra khỏi bang Tây Úc, tự gọi mình là “Hoàng tử Leonard xứ Hutt”. Kể từ đó, Tỉnh Hutt River, hay Xứ Hutt River, như nó được biết đến ngày nay, đã tồn tại trong vùng “vùng xám”. Những cư dân ở đây không phải chịu thuế của Australia, nhưng chính phủ không chính thức thừa nhận quốc gia này là một quốc gia có chủ quyền.
Khi Hutt River giành được sự độc lập (không chính thức), Hoàng tử Leonard ngay lập tức soạn thảo dự luật về các quyền, một lá cờ, và một đồng tiền có tên là Hutt River Dollar. Quốc gia này hiện vẫn vững mạnh cho đến ngày nay, nó là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng. Du khách tới đây có thể mua tiền xu Hutt River và chụp ảnh với vị hoàng tử nay đã ngoài 80.


Tiền đẹp tháng 4/2011



[Xu bạc K10 hình chim Thiên đường của Papua New Guinea]



[Tiền giấy 100 Rupees hình con rùa của Seychelles]

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Quần đảo Keeling Cocos



[Bản đồ, quốc kỳ, quốc huy Keeling Cocos Island]

Quần đảo Keeling Cocos tọa lạc ngay giữa biển Ấn Độ Dương, cách thành phố Perth (Tây Úc) khoảng 2950 km về phía tây bắc và hàng xóm gần nhất - đảo Christmas 900km về phía tây tây bắc. Quần đảo Kelling Cocos là một vùng lãnh thổ phụ thuộc của Úc.

Quần đảo Keeling Cocos dựa trên tên thuyền trưởng William Keeling – người châu Âu đầu phát hiện ra hòn đảo này để phân biệt với một địa danh cũng tên là Cocos ở Costa Rica) ngày nay luôn tấp nập khách du lịch đến thăm với 27 hòn đảo nằm rải rác bên miệng một chiếc núi lửa đã tắt cao 5.000m so với mực nước biển, một nơi lý tưởng để ẩn náu. Quần đảo có dân số khoảng 700 người này nằm ở giữa Australia và Sri Lanka.


Slovenia phát hành tiền 3 Euro kỷ niệm 20 năm độc lập


[Tiền xu 3 Euro Slovenia kỷ niệm dự kiến phát hành trong tháng 6/2011]

Trong lịch sử, Slovenia đã từng là một phần của Đế chế La Mã, rồi sau đó là Đại Lãnh địa Carantania, Đế quốc La Mã Thần thánh, Đế chế Áo-Hung. Khi đế chế Áo-Hung sụp đổ sau Thế chiến thứ nhất, người Slovenia đã cùng với hai dân tộc Serbia và Croatia thành lập một quốc gia độc lập mà sau này được đổi tên thành Nam Tư vào năm 1929. Sau Thế chiến thứ hai, Slovenia trở thành một nước cộng hòa nằm trong Liên bang Nam Tư theo chế độ xã hội chủ nghĩa nhưng cách biệt với Liên Xô. Năm 1991, cuộc khủng hoảng trong các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu lan rộng, dẫn đến việc Slovenia tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập vào ngày 25 tháng 6 năm 1991, tách khỏi Nam Tư. Nền độc lập của Slovenia được cả thế giới chính thức công nhận vào năm 1992.
(wikipedia+worldcoinnews)

Easter Island - Đảo Phục Sinh



[Bản đồ, quốc kỳ, quốc huy Easter Island]

Đảo Phục Sinh, theo tiếng bản địa là Rapa Nui ("Đại Rapa") hoặc Isla de Pascua trong tiếng Tây Ban Nha, là một hòn đảo ở phía Nam Thái Bình Dương thuộc Chile. Tọa lạc cách Chile lục địa khoảng 3600 km về phía Tây và 2075 km Đông của đảo Pitcairn, nó là một trong những hòn đảo cô lập nhất thế giới. Nó được gọi là đảo "Phục Sinh" vì đã được nhà thám hiểm người người Hà Lan Jakob Roggeveen trên hành trình đi tìm Terra Australis đã tình cờ phát hiện ra trong ngày Chủ Nhật Lễ Phục Sinh năm 1722. Tọa độ 27°09′B, 109°27′T, với vĩ độ gần với vĩ độ của thành phố Caldera của Chile, phía Bắc của Santiago. Hòn đảo gần như hình tam giác với diện tích 163,6 km² và dân số 3791 người (theo điều tra dân số năm 2002), 3304 trong số đó sống ở thủ phủ Hanga Roa. Đảo này được tạo thành từ 3 núi lửa: Poike, Rano Kau và Terevaka. Đảo này nổi tiếng với các moai, các tượng người bằng đá đứng dọc theo bờ biển.


Những đồng xu ăn theo đám cưới thế kỷ


Càng gần đến ngày cưới của hoàng tử Anh William-Kate 29/4/2011, càng xuất hiện nhiều món hàng gắn liền với hình ảnh cặp uyên ương hoàng gia này. Các món hàng này rất đa dạng, phong phú, từ đồ lưu niệm thường thấy, như chiếc cốc, cái đĩa, huy hiệu, tiền xu… đến những thứ độc đáo hơn thế. Sau đây là một số mẫu tiền xu được phát hành nhân sự kiện này







(Tổng hợp wikipedia)

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Quần đảo Marshall



[Bản đồ, quốc kỳ, quốc huy Quần đảo Marshall]

Quần đảo Marshal, tên chính thức: Cộng hoà Quần đảo Marshall (Republic of the Marshall Islands), là một đảo quốc của người Micronesia nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, phía Bắc Nauru và Kiribati, phía Đông Liên bang Micronesia, phía Nam đảo Wake, lãnh thổ Hoa Kỳ. Quần đảo Marshall lâu nay vẫn được xem là một trong những điểm đến độc đáo nhất thế giới. Marshall là tập hợp của hơn 1000 hòn đảo lớn nhỏ và được nhòm thành 29 đảo san hô.

Dừng phát hành thêm tiền xu

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã dừng phát hành thêm tiền xu và trong thời gian tới sẽ trình Thủ tướng các giải pháp thích hợp đối với việc lưu thông đồng tiền này.
Đó là trả lời của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu về kiến nghị của cử tri khu vực đồng bằng sông Cửu Long về việc cần có giải pháp để tiền xu cũng được sử dụng hiệu quả như tiền giấy. Trả lời này được công bố trên website NHNN chiều 25-4.

Ông Giàu cho biết NHNN đã báo cáo Thủ tướng về những hạn chế của tiền kim loại trong lưu thông và đề xuất các giải pháp phù hợp. Hiện NHNN đang phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm đánh giá, nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng của đồng tiền kim loại.

Tiền kim loại bắt đầu đi vào lưu thông từ cuối năm 2003 nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển thanh toán tự động. Tuy nhiên trong quá trình lưu thông tiền xu không được ưa chuộng do dễ rơi rớt, xỉn màu...

A.H.(www.tuoitre.com.vn)

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Cộng hòa Togo



[Bản đồ, quốc kỳ, quốc huy Cộng hòa Togo]

Togo, hay Cộng hòa Togo, là một quốc gia nằm ở phía Tây châu Phi có biên giới với Ghana ở phía Tây, Bénin ở phía Đông và Burkina Faso ở phía Bắc. Ở phia Nam Togo có bờ biển ngắn của vịnh Guinea, nơi mà đặt thủ đô Lomé của Togo.

Togo trải dài từ phía Bắc đến phía Nam khoảng 550 km và bề ngang 130 km. Togo có diện tích khoảng 56.785 km², dân số khoảng 6.145.000 người, mật độ 102 người/km². Ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp.

Đọc lịch sử bằng... tiền cổ

Trong suy nghĩ của nhiều người, những đồng xu đã ngã màu thời gian chỉ là vật vô tri vô giác nằm trong đống phế liệu, nhưng với Bùi Tiến Đạt (đường Tống Duy Tân, TP Huế), một người đam mê sưu tầm tiền cổ, nó cũng có linh hồn và chứa đựng trong mình bao chứng tích lịch sử. Với anh, sưu tầm tiền cổ là cách để đọc và gìn giữ lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Anh Bùi Tiến Đạt với bộ sưu tập tiền cổ của mình
Trong giới sưu tầm đồ cổ, Bùi Tiến Đạt còn khá trẻ, mới 34 tuổi. Anh xuất thân trong một gia đình có cha đam mê sưu tầm tiền cổ. Những ngày theo cha tìm tòi, nghiên cứu lịch sử của từng đồng xu, đam mê ấy truyền sang anh lúc nào chẳng hay. Anh kể: “Nhiều hôm, ba tôi kiếm được mấy đồng xu trông rất cũ. Thấy ông cứ săm soi đến quên ăn, quên ngủ, thỉnh thoảng lại cười sung sướng khi phát hiện ra điều gì đó, tôi thấy là lạ. Tôi hỏi và được nghe ông giảng giải về nét đặc biệt của đồng tiền, cả những dấu ấn lịch sử thể hiện qua nó. Tôi bắt đầu hiểu và thấy sở thích của ông thật thú vị. Cha mất, anh được thừa kế bộ sưu tập và cả lòng đam mê của ông. Năm 2000, anh chính thức bắt tay vào sưu tầm tiền cổ.
Anh tìm đọc mọi thông tin liên quan đến tiền cổ. Càng đọc, nghiên cứu, anh càng say mê. Bởi, những đồng tiền ấy cũng có tiếng nói riêng của mình về thời đại nó được sinh ra. Qua đồng tiền, có thể biết được sự biến động của lịch sử. Nó gắn liền với từng vị vua, từng triều đại và niên đại lịch sử nhất định. Ngoài ra, sự xuất hiện của tiền xu ở các nơi cũng gắn liền với những sự kiện lịch sử. Để lý giải những điều này, anh phải tìm đọc lịch sử. Nhờ đó, kiến thức về lịch sử của anh càng thêm uyên sâu. “Càng sưu tầm, tìm hiểu, tôi càng hứng thú với công việc này. Đặc biệt, kỹ thuật, khuôn đúc và thư pháp của tiền cổ luôn hấp dẫn tôi. Đồng tiền có nhiều điểm còn mập mờ càng thôi thúc người nghiên cứu tìm tòi để đưa ra những kiến giải hợp lý”, anh Đạt tâm sự.
Với người thanh niên trẻ này, sưu tầm tiền cổ là thú vui để giải tỏa “stress”. Những khi mệt mỏi, anh lại lần giở bộ sưu tập, mân mê, ngắm nghía từng đồng tiền là bao căng thẳng tan biến. Trò chuyện với chúng tôi, anh say sưa nói về lịch sử, giá trị văn hóa của tiền cổ, đồng thời đưa ra những lý giải về sự xuất hiện và thư pháp của đồng tiền: “Đồng tiền ghi dấu lịch sử của một quốc gia. Hiểu nó, có thể hiểu thêm về lịch sử của đất nước. Vì thế, những đồng tiền cổ đã trở thành tiếng nói lịch sử của một thời đại. Tôi mong rằng, mình và những người có cùng đam mê giữ được dấu ấn lịch sử còn vương lại của dân tộc thông qua tiền cổ”.
Để có được bộ sưu tập quý giá với hàng nghìn xu tiền, anh Đạt đã bỏ ra rất nhiều công sức. Anh thường xuyên đến các cơ sở đúc đồng ở phường Đúc nhặt nhạnh hay săn lùng khắp các sạp đồ cổ ở Huế và các tỉnh lân cận để tìm mua những đồng tiền quý. Cứ nghe thông tin ở đâu có tiền cổ, có khai quật là anh tìm đến. Có khi, anh còn lặn lội ra đến Hà Nội hoặc vào TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hội An... Nghe đâu có người vừa nhặt được đồng tiền hiếm, dù xa hay trong túi không đủ tiền anh cũng vay mượn để mua. Với anh, niềm đam mê như đã “ăn sâu” vào máu. Cũng không hiếm lần tiếc rẻ khi giá trị của đồng tiền vượt xa khả năng kinh tế của anh: “Khi ấy, tôi báo cho những người quen có điều kiện hơn mua, để khi nhớ, mình có thể nhìn ngắm, sờ nắn, rứa cũng thỏa lòng”.
Bộ sưu tập quý giá
Anh Đạt chủ yếu sưu tập tiền Việt Nam từ năm 1945 trở về trước. Hiện tại, anh đang có một bộ sưu tập tiền xu cổ “khổng lồ”, tập hợp tương đối đầy đủ các hiệu tiền của các triều đại phong kiến Việt Nam, từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến nhà Nguyễn; trong đó, có các đồng tiền quý như: đồng “Thái Bình Hưng Bảo” thời Đinh Tiên Hoàng, đây là đồng tiền được đúc đầu tiên của Việt Nam; đồng “Đại Bảo Thông Bảo” (thời vua Lê Thái Tông); hay đồng “Bảo Đại Thông Bảo”, là đồng tiền cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Ngoài ra, anh còn sưu tập tiền của Trung Quốc (thời Tần Hán, Tam Quốc, Đường… như đồng Ngũ Thụ, Bán Lạng…), Nhật Bản, Triều Tiên để đối chiếu niên đại với tiền Việt Nam.
Riêng bộ sưu tập tiền cổ các triều đại Việt Nam của anh có hơn 40 loại, mỗi triều đại có từ 4 - 5 chủng loại. Với bộ tiền triều Nguyễn, anh có tới 9 loại, đặc biệt là thời kỳ chúa Nguyễn ở Đàng trong. Trong bộ sưu tập của anh Đạt, độc đáo nhất là đồng tiền “Thiệu Trị Thông Bảo” được đúc bằng đồng thau. Đó là đồng tiền có 2 mặt với 2 niên hiệu khác nhau.Mặt trước của tiêu bản này là niên hiệu “Thiệu Trị Thông Bảo”, nhưng mặt sau lại là niên hiệu “Gia Long Thông Bảo”. Đây là đồng tiền mà anh tâm đắc nhất và chưa có kiến giải thoả đáng. Đó có thể là cách tưởng nhớ bậc tiền nhân của vị vua Thiệu Trị, hoặc là do nó bị đúc lỗi. Theo đánh giá của giới sưu tầm tiền cổ thì đây là đồng tiền độc nhất và tới thời điểm này chưa ai có.
Yêu quý những đứa con tinh thần của mình, những đồng tiền cổ luôn được anh cất giữ cẩn thận, nâng niu như một báu vật. Mỗi bộ tiền đều được anh phân loại theo từng thời kỳ, niên đại và sắp xếp theo trình tự thời gian trong những cuốn album chuyên dụng một cách khoa học.Nhìn những đồng xu được trưng bày trên kệ, người xem hẳn không khỏi thán phục về độ am tường của người sưu tầm tiền cổ còn khá trẻ này.
Theo ThuathienhueOnline

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

British Antarctic Territory



Lãnh thổ Nam Cực thuộc Anh (British Antarctic Territory) là một khu vực nằm ở Châu Nam Cực, đây là một trong 14 của lãnh thổ hải ngoại của Anh . Được thành lập vào ngày 3/03/1962, bao gồm vùng đất Graham, Nam Orkneys và Nam Quần đảo Shetland, thuộc một phần của Quần đảo Falkland. Phần chính trong lãnh thổ là vùng Rothera và Halley và Cảng Lockroy và Đảo Signy chỉ xuất hiện trong mùa hè.

Tiền Việt được rao bán trên eBay

Trên trang đấu giá trực tuyến eBay, một bộ tiền polymer đầy đủ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành đang được rao bán với giá 95 USD (gần 2 triệu đồng).

Những tờ tiền này bao gồm tờ mệnh giá 500.000, 200.000, 100.000, 50.000, 20.000 và 10.000 đồng, với tổng trị giá thực các tờ tiền là 880.000 đồng.

Mẩu quảng cáo bán bộ tiền polymer Việt Nam trên chợ điện tử eBay, Ảnh chụp màn hình

Mẩu quảng cáo này do một thành viên đăng ký trên eBay mang tên sportsgear28 đưa ra. Người bán cam đoan tất cả đều là tiền thật, và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành để thay thế bộ tiền cotton cũ. Số seri của các tờ cũng không có gì đặc biệt.

Lời tựa cho quảng cáo này viết: "Những tờ tiền này là tặng vật tuyệt vời để dành cho những người thích sưu tập các loại tiền tiền thế giới". Chỉ còn 8 ngày nữa mẩu quảng cáo này sẽ hết hạn. Người mua sẽ được miễn phí tiền vận chuyển.

Tờ tiền 5 đồng, được quảng cáo có từ năm 1948 được bán trên eBay.

Đây không phải là thành viên duy nhất bán bộ tiền polymer của Việt Nam trên eBay. Trên chợ điện tử, người mua dễ dàng tìm thấy hàng loạt quảng cáo khác cho toàn bộ bộ tiền này, với giá từ 89 đến 99 USD.

Bộ tiền polymer cũng không phải là loại tiền Việt duy nhất xuất hiện trên chợ điện tử trực tuyến eBay. Hiện tại, người mua dễ dàng tìm thấy ít nhất 400 mẩu quảng cáo khác nhau xuất hiện trong vòng một tháng trở lại đây rao bán tiền Việt, từ tiền giấy đến tiền xu, cả loại đang được lưu hành lẫn tiền cũ, tiền cổ.

Tờ tiền có mệnh giá 100 đồng nhưng được bán với giá 2,25 USD và được giảm giá vào ngày chót còn 1,91 USD ở trên eBay.

Ví dụ trên eBay đang có người rao bán xấp 100 tờ mệnh giá 1.000 đồng (tổng giá trị 100.000 đồng) với giá 30 USD (khoảng 625.000 đồng). Hay một bộ 5 đồng tiền xu phát hành từ năm 2003, mệnh giá từ 200 đến 5.000 đồng được rao bán ở 5,80 USD (cộng thêm 4,5 USD phí vận chuyển).

Một tờ 5 đồng in hình bác Hồ có từ năm 1948 với dòng chữ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, được quảng cáo là tờ tiền hiếm, có giá 0,99 USD. Bộ sưu tập 18 tờ tiền được lưu hành ở miền Nam Việt Nam thời chế độ Sài Gòn cũng được mang ra đấu giá, với khởi điểm 2,25 USD.

Một bộ 18 tờ tiền cổ nhiều mệnh giá khác nhau do chính quyền Sài Gòn phát hành.

Người bán tiền Việt đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng vẫn chủ yếu là ở Mỹ và Việt Nam, có người còn đến từ Trung Quốc. Hầu hết trong số đó được gắn sao "top rated seller" (người bán có uy tín) và nhận nhiều phản hồi tốt (positive) từ khách hàng. Đây vốn là một trong những tiêu chí quan trọng để xếp hạng người bán trên eBay. Chỉ cần nhận một phản hồi tiêu cực (negative) là cơ hội bán được hàng của người rao coi như bằng không vì khách mua thường chỉ nhắm đến những ai được phản hồi tốt.

Bằng chứng là trong các quảng cáo tiền Việt trên eBay, bán chạy nhất là sản phẩm của những người có nhiều phản hồi tốt nhất. Thành viên giftdotnet (nhận 5.354 phản hồi tốt) đến từ New York, Mỹ đã bán được tới 38 bộ tiền polymer Việt dù rao đắt hơn những người khác, với giá 99 USD mỗi bộ. Cũng nhờ hơn 21.500 phản hồi tốt, một người đến từ Thượng Hải cũng bán thành công 8 bộ tiền xu với giá 5,80 USD mỗi bộ tiền.

Tiền Việt Nam vẫn được coi là một đồng tiền chưa chuyển đổi, chủ yếu chỉ có giá trị thanh toán trong nước và hầu như không sử dụng được ở nước ngoài.

Thanh Bình (www.vnexpress.net)

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Liên minh tiền tệ Tây Phi

CFA franc Tây Phi (mã ISO 4217: XOF) là đơn vị tiền tệ chung của 8 nước Tây Phi sử dụng tiếng Pháp trong Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi gồm Benin, Burkina Faso, Côte d'Ivoire, Guinea-Bissau, Mali, Niger, Sénégal và Togo. Đơn vị tiền tệ này do Ngân hàng Trung ương các Quốc gia Tây Phi phát hành. Hiện nay, CFA franc Tây Phi được neo vào Euro theo tỷ lệ 655.957 franc = 1 Euro. CFA franc Tây Phi có các loại mệnh giá sau:



5, 10, 25, 50, 100, 200, 500 franc (tiền kim loại)


1000, 2000, 5000, 10.000 franc (tiền giấy)

Trên danh nghĩa, 1 franc bằng 100 centime, tuy nhiên không có mệnh giá centime trong thực tế.
(www.wikipedia.com)

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Đảo Reunion




[Bản đồ, quốc kỳ, quốc huy Đảo Reunion]

Đảo Réunion (tiếng Pháp: Réunion hay chính thức là La Réunion; trước đây là Île Bourbon) là một hòn đảo nhỏ nằm trong Ấn Độ Dương, 700 km phía đông của Madagascar, cách Mauritius 200 km về phía tây nam. Réunion có chiều dài là 63 km, rộng 45 km và diện tích khoảng 2.517 km², hiện thuộc quyền sở hữu của Pháp, và là một vùng hải ngoại Pháp.
Với dân số là 720.934 người (7/2000), Réunion có một nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu đường, du lịch và săn cá mập. Réunion có một lịch sử hình thành và phát triển khá lâu dài bắt đầu từ năm 1513 khi được người Bồ Đào Nha phát hiện và đặt tên là Santa Apollonia. Cái tên Réunion chỉ được biết đến từ năm 1793. Trong suốt lịch sử của nó, hòn đảo đã từng được đổi tên nhiều lần. Réunion là nơi hai Vua của Việt Nam là Thành Thái và Duy Tân bị đưa đi đày vào tháng 11 năm 1916.

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites