Người dân trên đảo Yap, vùng Thái Bình Dương từng sử dụng những đồng xu có đường kính hơn 3m và nặng tới 8 tấn.
Tờ bạc pengo của Hungary. Trường hợp lạm phát phi mã tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới từng được ghi nhận là ở Hungary, vào nửa đầu năm 1946. Giữa năm đó, tờ tiền mệnh giá lớn nhất ở đây là 100.000.000.000.000.000.000 pengo.
Đồng xu khổng lồ bằng đá của người dân trên đảo Yap, vùng Thái Bình Dương, trong đó có những đồng có đường kính hơn 3m và nặng 8 tấn.
Tiền bằng da sóc được sử dụng từ thời Trung cổ ở Nga.
Tờ tiền không có mặt người của Zaire (tên trước đây của Cộng hòa Dân chủ Congo).
Hình Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát biểu trên đồng xu của Mông Cổ.
Đồng xu có hình Đức mẹ Đồng trinh của đảo quốc Palau nằm ở Nam Thái Bình Dương.
Các loại tiền bằng thực phẩm cổ xưa như muối thời La Mã, cacao ở Mexico và Trung Mỹ, hạt giống ở Miến Điện...
Trước khi tờ đô la của Mỹ thành đồng tiền mạnh như hiện tại, nó từng phải đối phó với việc làm giả. Lúc mới ra đời, tờ đô la rất dễ bị làm giả vì nó không quá phức tạp. Vì vậy, chính quyền ở Mỹ phải in câu "To counterfeit is death" (Làm giả là chết) trên các tờ tiền, để răn đe những kẻ làm giả. Sau này, tờ đô la mới sử dụng câu "In God We Trust" như ngày nay.
Tiền gỗ được nước Đức sử dụng để tái thiết nền kinh tế sau Thế chiến I.
(NGÔ VĂN-Theo Bưu Điện Việt Nam)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét